Page 110 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 110

PHỌM Bá KWÌM                                             ĩTì


      Vương ngọc phả cổ truyển/Ngọc phả cổ truyến vế 18 chi đời Thánh
      Vương triều Hùng” đã xác định vị trí độc tôn dựng nước, sinh dân
      thuộc về các Vua Hùng. Cũng chính thức từ đây Đền Hùng được
      xác định là trung tầm/vùng lõi tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng của
      Người Việt.
         Với quan niệm văn hóa tâm linh “con cháu ở đâu thì ông bà, tổ
      tiên ở đấy”. Người Việt đã thờ cúng Vua Hùng như sự hiện diện
      đặc trưng bởi ý thức tự  cường của một quốc gia hưng thịnh. Theo
      “Nam Việt thẩn kỳ hội lục” chép năm  1763 thì tới thế kỷ XVIII ở
      nước ta mới có  73  làng thờ cúng Hùng Vương, vậy mà tới năm
      2005 theo sách “Những di tích thờ Hùng Vương ở Việt Nam” của
      Cục Văn hoá thông tin cơ sở-  Bộ Văn hoá Thông tin đã có  1417
      nơi thờ Hùng Vương và các nhân vật liên quan thuộc triều Hùng.

         Trong ký ức của người Việt- Vua Hùng được khắc hoạ là một
      minh quân, ông vua mở nước, sinh dần, dựng làng, dựng nước...
      để rồi lưu truyền, tiếp noi các thế kỷ sau chính ông Vua này lại trở
      thành cụ Tổ của người Việt, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100
      người con trai- hình thành nên nghĩa trọng: đồng bào.
         Giỗ Tổ Hùng Vương- Tri ân công dức Tổ Tiên đã trở thành tín
      ngưỡng bản  sắc văn  hóa  đặc  trưng  của  người Việt và trở thành
      minh triết trong văn hoá Việt Nam.

      3.  Hướng vê Đất Tổ-sự cố kết cộng đổng dân tộc.
         Thành kính tri ân công đức Tổ tiên, ông cha ta đã ghi thành câu
      đối treo tại lăng Hùng Vương:
         “Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản, sông Đà, non nước vãn quy vể
      Đất Tổ

         Văn minh đương buổi mới, con Hổng, cháu Lạc, giống nòi còn
      biết nhớ mổ ông”

         Đó là tiếng nói chung, là sự tự ý thức vê' nguổn cội của các thế
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115