Page 109 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 109
ĐỀN tiDNG VÀ TlN NGtíSNG TtìỀI CÚNG tìÙNG VữElNG
người Việt, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hình
tượng Vua Hùng đã gắn với hổn thiêng sông núi đất Việt. Thánh
Tổ Hùng Vương do nhân dân tôn vinh được các triều đình quân
chủ phong kiến và nhà nước đương đại đồng thuận. Trên bình
diện ý thức dân tộc Thánh Tổ Hùng Vương được gắn với các mỹ
tự: Đột Ngột Cao Sơn Thánh Vương, Viễn Sơn Thánh Vương, Ất
Sơn Thánh Vương hay việc đống nhất Hùng Vương vái các vị thần
núi ở các vùng miền khác trong pham vi cả nước.
Vua Hùng gắn với người Việt không chỉ bởi sự hào quang của
lịch sử mà chính đó là sự phản chiếu hình ảnh của ông Vua mở
nước, quy tụ thần linh, gắn kết lòng người bằng huyết tộc- đổng
bào. Vua Hùng được cộng đổng tôn vinh là Cụ Tổ của người Việt.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương- tín ngưỡng văn hóa đặc trưng.
Xuất phát từ đạo lý văn hóa “Ẩm hà tư nguyên/ Uống nước
nhớ nguồn”, người Việt đã tôn Hùng Vương là Thủy Tổ của dân
tộc. Thờ cúng Vua Hùng/ Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành tín
ngưỡng văn hóa đặc trưng của người Việt. Ngày Giỗ Tổ không chỉ
đơn thuần là ngày con cháu bốn phương hội tụ thắp hương cóng
giỗ Tổ tiên mà còn là ngày giao lưu văn hóa giữa các vùng miền
cùng biên cõi.
Trên khắp mọi nẻo đường, mọi vùng quê,chốn đẩu non ngọn
suối,trong tâm thức của người dân đất Việt đều khắc cốt ghi xương,
sâu đậm ký ức thiêng liêng về một cội nguồn chung:
“Dù ai đi ngược vê' xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miến truyền mậi câu ca
i
Nước non vãn nước non nhà ngàn năm”
Thế kỷ XV( năm 1470) nhà Hậu Lê cho biên soạn Ngọc Phả
Hùng Vương với tên gọi đầy đủ là; “ Hùng đổ thập bát diệp Thánh