Page 114 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 114
PMQM BÁ m m
Sách Đại Việt sử lược chép: “Xưa hoàng để dựng muôn nước
thấy giao chỉ ở xa ngoài cõi Bách Việt, không thể thông thuộc được
bèn chia giới hạn ở góc tây nam...
Có 15 bộ lạc...
Đến đời Trang Vương nhà Chu (692- 688 trước công nguyên)
ở bộ Gia Ninh (1 trong 15 bộ) có người dùng ảo thuật phục được
các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, phong
tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được
18 đời, đểu gọi là Hùng Vương
Trong sách Dư địa chí - Nguyễn Trãi lại chép : “Hùng Vương
tiếp nối ngôi Vua, dựng nước gọi là Văn Lang. Hùng vương là
con Lạc Long cháu kinh Dương Vương, nơi đóng đô ở Văn Lang
truyền nhau 18 đời đểu gọi là Hùng Vương”
Bên cạnh những pho sử quý giá trên ghi chép về Vua Hùng- Tổ
tiên của dân tộc Việt Nam, còn nhiều tài liệu khác vể khảo cổ học,
Polklone địa lý, lịch sử, truyền thuyết... giữ một vi trí hết sức quan
trọng, sẽ là nguồn bổ trợ lớn cho chúng ta nghiên cứu vê’ thời đại
Hùng Vương - Vua Hùng; Vế cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Song từ tất thảy những điểu nêu trên, chúng ta đã cùng nhau
hiểu biết rằng: Vua Tổ Hùng Vương là Vua đầu mở nước Văn Lang,
là Vua Thủy tổ, là ông Tổ của dòng dõi con Lạc cháu Hổng, con
người Việt Nam, dân tộc Việt Nam .
Từ xa xưa hàng ngàn năm nay người ta đã thừa nhận, trao truyền
cho con cháu những điều ghi nhớ, phụng thờ, tôn vinh văn hóa hay
nói đúng hơn, chính xác hơn đó là văn hóa cội nguồn. Một nhận
thức như vậy xem ra có vẻ giản đơn, hoang sơ nhưng nó hàm chứa
một triết lý đơn giản đầy sức thuyết phục như một chân lý:
“Con người có tổ có tông ' , , ỷ ’
N/íư cây có gốc, như sông có nguồn.”
X:>v ■