Page 104 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 104
PHẠM Bá KHIÊM
thống, được nhà nước Việt Nam qua các thời đại công nhận và
trực tiếp tham gia thực thi tín ngưỡng.
Cộng đổng dân tộc Việt Nam có truyển thống tổ chức Giỗ tổ
Hùng Vương vào ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Giỗ tổ
Hùng Vương là ngày giỗ quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam,
con người Việt Nam. Đây không chỉ là ngày giỗ cùa một gia tộc,
một dòng họ, một làng, một xã, một vùng, một địa phương mà là
ngày giỗ cụ Tổ chung của cả nước.
Theo dòng lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dù được
tổ chức dưới hình thức sơ khaị nhất cũng đã cách ngày nay trên
2000 năm có lẻ. Bắt đầu từ việc An Dương Vương - Thục Phán
dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để thể “nguyện có đất trời
lổng lộng chứng giám, nước Nam được trường tổn, lưu ở miếu Tổ
Hùng Vương; nguyện đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và
giữ gìn giang sơn gấm vóc mà Hùng Vương trao lại...”.
Tới thời Hổng Đức Hậu Lê, khi vua Lê Thánh Tông khẳng định:
Nho giáo là hệ tư tưởng rường cột của Quốc gia Đại Việt thì tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được chính thức hoá bằng pháp luật.
Vua sai Hàn lâm viện - Trực Học sỹ Nguyễn Cố soạn: “Ngọc phả cổ
truyền về 18 chi đời Thánh Vương triều Hùng” (Hùng đổ thập bát
diệp Thánh vương Ngọc phả cổ truyền). Từ đây Vua Hùng đã trở
thành bậc đế vương muôn đời của nước Việt, có tông phả giữa thế
gian, trời, đất. Cũng chính nhờ tông phả đó mà triểu đình Hậu Lê
mới có đủ điều kiện làm lễ “tế giao”như các Vua phương Bắc.
Năm 1479 trong “Đại Việt sử ký toàn thư” nhà sử học Ngô Sỹ
Liên đã đưa họ Hổng Bàng vào chính sử Việt Nam. Đó là bước
phát triển vượt bậc trong ý thức hệ và tư duy của Nho giáo Việt
Nam. Từ đây vê' sau Vua Hùng được tôn là Thánh Tổ và được chính
quyển Trung ương công nhận; nhân dân ta trên khắp mọi miền đất
nước đã xây dựng đến thờ Vua Hùng và các nhân vật lịch sử thời
Hùng Vương dựng nước. Đền Hùng - Phú Thọ được lưu giữ Ngọc