Page 103 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 103
DỀN HÒNG VÀ TÍN NGƠSNG TNỜ cúng n òn g VứElNG
Thờ cúng tổ tiên là công việc đặc biệt hệ trọng của người Việt
Nam. Thông qua thờ cúng tổ tiên, người Việt gửi lòng mình vào
sự tri ân công đức tổ tiên, biết ơn lớp tiền nhân theo đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn”. Người Việt gắn thờ cúng tổ tiên với việc thờ
cúng các Vua Hùng - những người đã có công mở nước, sinh dân,
hun đúc nghĩa “đổng bào”.
Hùng Vương là vị Thánh Tổ của người Việt. Thờ cúng Hùng
Vương không phân biệt huyết thống, dòng họ; không phân chia
địa lý, vùng miên, quốc gia, dân tộc. Chỉ cần là người Việt Nam
hay các dần tộc khác có cùng nguồn gốc, cùng bản sắc văn hoá cội
nguồn của cư dân nông nghiệp... đều công nhận Vua Hùng là tổ
tiên của dần tộc mình, dòng tộc mình, chi họ mình.
Vua Hùng là tổ tiên chung của cộng đổng quốc gia, dân tộc và
ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày Giỗ tồ chung của
đổng bào Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước và ở cả nước
ngoài, nơi có kiều bào Việt Nam sinh sống. Đến năm 2005, theo
kiểm kê bước đầu của Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch và của Sở VHTT&DL Phú Thọ, cả nước có 1.417 di
tích thờ Hùng Vương và các nhân vật liên quan thời Hùng Vương
dựng nước. Người Việt lập làng ở đâu thì lập đền thờ Vua Hùng ở
đấy với quan niệm con cháu ở đầu thì tổ tiên ở đó.
Vì vậy, thờ cúng Hùng Vương là tín ngưỡng “tộc bái” của 1 dân
tộc có cùng nguồn gốc. Đó thực sự là một tín ngưỡng bản địa có
sức sống mãnh liệt, có sức lan toả rộng, sâu, lâu bền trong cộng
đổng người Việt.
2. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là “Quốc giáo”
của Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được hoà trộn với tín
ngưỡng tâm linh và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Bắt nguồn từ tín
ngưỡng dân gian, thờ cúng Hùng Vương đã trở thành lễ tục chính
1 -