Page 100 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 100
PHạMBRKUẺM
năm 1938; “Thần linh đất Việt” - 2002; “Truyền thuyết Hùng
Vương” (1971 - 2003)... đều ghi chép lại việc bà Âu Cơ sinh ra
một bọc trăm trứng nở thành 100 người con trai hình thành nên
hai tiếng “đổng bào”.
Nhiều thế kỷ nay với người Việt Nam, “đổng bào” đã trở thành
ý thức bình diện của ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc; điểm hội
tụ của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, điểm hội tụ ấy đã trở thành
động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam.
3. Vua Hùng trong tín ngưỡng nguồn cội của nhân dân.
Vua là Tổ của dân. Dân là gốc của một nước. Nước muốn vữr
bển nhờ dân luôn thịnh trị, dân được thịnh trị trông ơn mưa mcc
Tổ Tiên.
Trong sự thăng tiến phẩm trật của thẩn linh, vua Hùng từ quan
niệm ban đầu là thẩn núi với các mĩ tự: “Đột Ngột Cao Sơn; Viễn
Sơn; Ất Sơn” dần trở thành tín niệm trong tâm thức dân gian. Tín
niệm ấy được lan tỏa rộng ra và trở thành niềm tin thiêng liêng của
mỗi người dân đất Việt - niểm tin vào Tổ tiên và sức mạnh thiêng
liêng tiềm ẩn của các thế lực siêu nhiên tuy không cùng sống, cùng
sinh hoạt song đang đổng hành trong đởi sống văn hóa tín ngưỡng
của nhân dân: tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng - thờ cúng Tổ tiên.
Trong tâm thức của nhân dân ta từ bao đời nay, Vua Hùng là
vị vua Thủy tổ dựng nước, là Tồ tiên của dân tộc Việt Nam, của
con người Việt Nam. Ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của
Tổ tiên là một hành vi văn hóa, ý thức đạo đức và bổn phận mỗi
người. Dân tôn thờ vua là Thánh: Thánh Tổ Hùng Vương. Dựa
vào uy linh của Thánh, ý thức cộng đổng đã được hình thành và
phát triển, từ trong gia đình đến gia tộc, hàng xóm láng giềng ra
cả nước theo quan hệ huyết thống; dòng máu Lạc Hổng, con cháu
Lạc Hồng,...
Người Việt Nam luôn sống với nhau có nghĩa có tình, có thủy
có chung, có trên có dưới, có xóm có làng, có sau có trước, co nước .