Page 97 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 97
DỀN tìÒNG VÀ TfN NGtfâNG TNâ CÚNG ilQNG VứDNG
vào tòa Chính sử Việt Nam để dựng lại ý nghĩa của việc đổng bào
Việt Nam, trăm cành một gốc, trăm họ một nhà, cùng tôn vinh
Vua Tổ.
Sách “Lĩnh Nam chích quái” của Trần Thế Pháp thế kỷ XIII là
một tập sách ghi chép vê' những chuyện cổ tích và truyền thuyết
của nước ta. ở đó những chuyện “Họ Hồng Bàng”, “Truyện Ngư
Tinh”, “Truyện Hô Tinh”, “Truyện Đổng Thiên Vương”, “Truyện
Nhất dạ trạch”, “Truyện Mộc Tinh”, “Truyện trầu cau”, “Truyện dưa
hấu”, “Truyện Lý ông Trọng” đã phản ánh vể thời các vua Hùng
nhưng chủ yếu tập trung giải thích vê' nguồn gốc “đổng bào” Việt
Nam, vể ý thức lao động của con người để chinh phục thiên nhiên,
cải tạo thiên nhiên, làm ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống cho
chính mình: Chử Đông Tử khai phá đầm lẩy; Mai An Tiêm cải tạo
đảo hoang, trông nhiều dưa hấu, buôn bán trao đồi sản vật; Tản
Viên Sơn đắp đê chống lụt; Mẫu Âu Cơ dạy dần cấy lúa, làm bánh,
trồng dâu, chăn tằm, dệt vải...
Cũng trong thời gian này, sách “Việt Sử Lược” (biên soạn năm
1377) đã chép vê' Hùng Vương dựng nước Văn Lang nhung Vua
với tư cách là 1 pháp sư tài giỏi thâu tóm được quyển lực của các
bộ tộc để trở thành một vị thủ lĩnh tối cao của bộ lạc.
Năm 1372, Hàn lâm viện học sĩ Hổ Tông Thốc với sách “Việt
Nam Thế Chí”, ông là người đầu tiên đưa vào chính sử các vỊ Hùng
Vương vừa như một nhân vật lịch sử, lại vừa như là tinh thần dân
tộc để nhắc nhở, răn dạy con cháu theo quan niệm trung hiếu của
Nho giáo với những người có công mở nước.
Năm 1435, trong sách “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi đã nhắc đến
Hùng Vương theo thư tịch thời Trần như một niềm tự hào dân tộc.
Năm 1470, vua Lê Thánh Tông - niên hiệu Hổng Đức (1470
- 1497) đã cho Hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyễn Cố lập Ngọc
phả Hùng Vương với tên gọi đầy đù là “Ngọc phả cổ truyền vê' 18