Page 101 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 101

DỀN tìÙNG VÀ TÍN NGđẼlNG TflÉỈ CÚNG tìÙNG VđQNG

    CÓ nhà, CÓ tồ có tông,... sống có văn hóa - văn hóa cộng đổng. Văn
    hóa ẫy là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết những niềm tin và
    phong tục cổ  truyền  của một  dân  tộc.  Trong, sâu  thẳm  tâm  hổn
    người Việt Nam ai cũng luồn quan niệm rằng: chúng ta là người
    sinh ra cùng một bọc (đồng bào) là con cháu Lạc Hổng -  dân cả
    nước đểu là anh em một nhà.
            “Con người có Tổ có tông
           Như cây có gốc,  như sông có nguốn”

       Ngày nay quan niệm đó càng được nhân lên gấp bội. Con cháu
    ở đâu, ông bà - Tổ tiên ở đó. Quan niệm đó dần trở thành ý thức hệ
    được hun đúc trong từn người và trong cả cộng đổng. Vua Hùng
    đã hiển nhiên tồn tại và ngự trị trên bình diện ý thức tâm linh của
    người Việt. Tín ngưỡng thờ Tổ phát triển không chỉ trên vùng đất
    Tổ mà xuyên cả quốc gia, vươn tới các cộng đồng người Việt đang
    sống xa Tổ quốc ở các quốc gia khác. Người Việt lập làng ở đầu sẽ
    xây đền thờ Tổ Hùng ở đó; cóng giỗ Tổ ở dó dể cùng nhau “uống
    nước nhớ nguồn”, tri ân cồng đức Tổ tiên.
       Lịch  sử Việt Nam đã chứng minh  rằng dù trong lúc đất nước
    thái bình hay trong những khi vận mệnh cam go nhất, Vua Hùng
    vẫn hiển diện như một nguồn lực vô tận xuyên suốt cả thời gian
    lẫn không gian đến với từng người  dân Việt Nam, từng gia đình
    người Việt Nam ở bất cứ nơi đâu trong nước hay ngoài biên giới Tổ
    quốc, như một động lực tinh thẩn cổ vũ niềm tin và sức mạnh cho
    toàn dân tộc tiến lên phía trước, phát triển và hội nhập toàn cẩu.

       Vua  Hùng  trong  tín  ngưỡng nguồn  cội  của  nhân  dân  đậ  trở
    thành niềm tin thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Vật chất có thể
    sẽ thay đổi, thậm chí sẽ mất đi song niềm tin thiêng liêng đó sẽ còn
    lại mãi mãi với thời gian, trường tổn cùng lịch sử trong kí ức của
    mỗi con người./.
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106