Page 340 - Dạy Học Vật Lý
P. 340
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
anh lại gần ngành vật lí. Ảnh hưởng đáng kể nhất đối với anh là những cuộc trao
đổi với Giôhan Vinhem Rittơ (Johann Wilhelm Ritter), nhà vật lí Đức. Chính nhà
vật lí này đã có ảnh hưỏng lớn đến việc làm cho Hanx ơcxtit đi sâu nghiên cứu
Vật lí.
Sau chuyến du khảo, anh lại trở về trường đại học Côpenhaghen và làm
đơn xin chuyển sang giảng dạy ở khoa vật lí. Nhưng đơn của anh bị từ chối vì nhà
trường lấy lí do là chuyên môn của anh
thiên về dược học hay hóa học hơn là vật lí.
Dù vậy, anh vẫn say mê với vật lí và công
bố nhiều công trình nghiên cứu về cơ học,
âm học, điện học. Vì vậy, cuối cùng anh
cũng được trường đại học Côpenhaghen
công nhận là giáo sư vật lí và chuyển anh
sang khoa vật lí. Con tem Đan mạch phát hành ki niệm
100 năm, nám mất cùa H. c. ơcxtit
Thí nghiêm ơcxtit
Sau đây, ta nói đến một công trình nghiên cứu vật lí của Hanx ơcxtit, đó là
một thí nghiệm mà ngày nay nó được gọi là thí nghiệm ơcxtit. Ngay từ trước thời
ơcxtit, người ta đã biết rằng hai nam châm (từ) cũng như hai điện tích (điện),
chúng có thể hút hay đẩy nhau. Hai loại lực đó đều có hút và đẩy; vậy chúng có
mối liên hệ nào với nhau không? Có hai câu trả lời khác nhau cho câu hỏi đó.
Nhiều người cho rằng cái giống nhau về tính chất hút hay đấy chỉ là cái
giống nhau bề ngoài, còn về bản chất thì hai loại lực đó không có mối liên hệ gì
với nhau, chúng tách rời nhau, độc lập đối với nhau. Bởi vì điện tích và nam châm
không có sự giống nhau nào về bản chất.
Nhưng có một số ít người, trong đó có ơcxtit, lại cho rằng điện và từ có
liên quan chặt chẽ với nhau. Ý kiến của những người này phần lón là suy luận từ
340