Page 342 - Dạy Học Vật Lý
P. 342
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
hiện tượng từ. Hiển nhiên rằng đây là vấn đề rất mới và rất lạ nữa. Vì vậy sinh
viên tỏ ra rất háo hức muốn chứng kiến sự kiện kì lạ đó.
Ngày 21 tháng 4 năm ấy, trong một bài giảng như thưòng lệ, ơcxtit thông
báo với sinh viên rằng ông sẽ thực hiện thí nghiệm chứng tỏ xung đột điện (tức
dòng điện) có tác dụng lên cây kim nam châm (cụ thể là cây kim của chiếc la bàn)
đặt gần mạch điện, ông cho rằng xung đột điện trong đoạn dây dần càng mạnh thì
hiệu quả tác dụng lên cây kim nam châm càng rõ rệt. Vì vậy ông dùng đoạn dây
bạch kim nối với bộ pin Vônta để làm thí nghiệm (ông cho rằng dùng dây bạch
kim sẽ tạo ra xung đột điện trong dây lớn hơn các loại dây khác). Đoạn dây bạch
kim ở ngay bên trên la bàn được đặt sao cho song song với kim la bàn. Quả nhiên
là khi ông phóng điện (tức là đóng mạch điện) thì cây kim của chiếc la bàn ở phía
dưới đoạn dây bạch kim bị quay đi.
Thực ra thì từ trước ông đã làm đi làm lại thí nghiệm này rất nhiều lần và
đều nhận thấy kim nam châm bị quay đi. Ket quả của những lần thí nghiệm đó
làm cho ông phấn khởi vì nó chứng tỏ giả thiết của ông là đúng. Ket quả của loạt
thí nghiệm đó đã mang lại cho ông một cảm giác mạnh đến mức là trước mắt ông
hình như chỉ có thí nghiệm này, còn các thí nghiệm khác đều bị mờ nhạt đi.
Nhưng, theo ông, hiện tượng cây kim la bàn bị quay đi mới chỉ là dấu hiêu
bề ngoài chứng tỏ có sự liên hệ giữa điện và từ. Còn chiều sâu của sự liên hệ nội
tại giữa điện và từ thì ông chưa biết. Chẳng hạn như cơ chế nào làm cho cây kim
bị quay, và tại sao bao giờ cây kim cũng quay đi một góc vuông. Ngoài ra, ơcxtit
còn nhận thấy hiện tượng là nếu cây kim la bàn được đặt vuông góc với đoạn dây
bạch kim thì khi phóng điện cây kim lại không bị quay.
Suốt thời gian chừng ba tháng, ông cố tìm lời giải cho những điều nói trên,
nhưng không có kết quả. Cuối cùng, đến tháng 7, ông quyết định sẽ công bố thí
nghiệm của mình bàng hình thức mô tả đầy đủ các bước thí nghiệm và các hiện
342