Page 294 - Dạy Học Vật Lý
P. 294
SPBook - vưoTi tầm tri thức, chắp cánh tương lai
những nguyên nhân nào đã làm cho ông ham thích công việc nghiên cứu khoa học
và đặc biệt là khi ông tham gia viện Hàn lâm thì ông đứng ở vị trí nào trong bậc
thang những nhà khoa học trong nước lúc đó.
Dựa vào những điều đặc biệt rất ít ỏi thể hiện trong những công trình khoa
học của ông và cả bức thư ông gửi cho Huyghen năm 1668, người ta thiên về ý
nghĩ cho rằng tất cả những gì mà ông có được đều do việc tự học của ông mang
lại.
Trong làng khoa học, ông thường được coi là nhà vật lí. Nhưng công trình
nghiên cứu khoa học đáng chú ý của ông trước khi tham gia viện Hàn lâm lại
không thuộc ngành vật lí mà lúc ấy người ta coi ông như một nhà sinh lí học thực
vật.
Tuy nhiên những nghiên cứu của ông chủ yếu là vào thời gian sau khi ông
tham gia viện Hàn lâm. Quả thực những nghiên cứu của ông trong thời gian này
nằm trong nhiều lĩnh vực vật lí khác nhau. Chẳng hạn như chuyển động của chất
lỏng, bản chất của màu sắc, bản chất của tiếng kèn, sự rơi của các vật nặng, sự
đông đặc của nước, phong vũ biểu, sự va chạm của các vật, bản chất của không
khí, hiện tượng cầu vồng, . . . .
Đặc biệt, khi nói đến Mariôt không thể không nói đến một nghiên cứu nổi
bật của ông, về sau trở thành một định luật vật lí mang tên kép, tên ông và tên một
nhà khoa học người Anh là Bôi, định luật Bôi- Mariôt. Định luật này các bạn sẽ
được học ở cấp trung học cơ sở.
Là thành viên của viện Hàn lâm Khoa học trong 25 năm, Mariôt có ảnh
hưởng khá lớn đến những người làm khoa học ở trong cũng như ở ngoài viện.
Những nghiên cứu của ông cũng có tiếng vang ở nước ngoài, đặc biệt là ở Anh.
Niutơn gọi Mariôt là nhà khoa học nổi tiếng. Khi viết quyển sách Những nguyên lí
toán học của triết học tự nhiên, Niutơn đã trích dẫn nhiều công trình của Mariôt.
294