Page 293 - Dạy Học Vật Lý
P. 293

Etmơ Mariôt (1620-1684)


     không biết. Trong những tài liệu viết về ông, người ta vẫn viết rằng ông sinh vào
     năm 1620 và nơi sinh của ông là Đigiông; nhưng thực ra đó chỉ là sự phỏng đoán.

            Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng nếu Đigiông không phải là nơi sinh thì

     đó cũng là nơi ở của ông trong thời gian khá dài. Điều này dựa vào hai căn cứ sau.
     Năm  1668  Cônbe (Colbert) mời  ông tham  gia viện Hàn  lâm  Khoa học  Paris  (vì

     vậy về sau người ta coi ông là một trong những sáng lập viên của viện) thì lúc đó

     ông  đang  ở  Đigiông.  Cân  cứ  thứ  hai  là  một  bức  thư  ông  gửi  cho  Crixchian
     Huyghen báo tin ràng ông mới phát hiện ra một điều rất thú vị, đó là điểm mù của

     mắt người.  Bức thư đó viết vào năm  1668  được  gửi đi từ Đigiông.  Bức thư này
     hiện nay vẫn còn được lưu giữ và có thể đó là bức thư còn lại duy nhất của ông.

            Có người cho rằng sau năm  1668 ông còn ở Đigiông một thời gian khá lâu
     nữa.  Tuy  nhiên  có  nhiều  tài  liệu  đáng  tin  cậy  cho  biết  đến  năm  1670  thì  ông

     chuyển về Paris làm việc ở đó cho đến khi qua đời. Địa chỉ ghi trên lá thư ông gửi

     cho Lainit (Leibniz) trong thời gian này chứng tỏ ràng ông cư trú ở phố Bectanh
     Poarê (Bertin-Poiưée).

            ỏ   Paris  hình  như có  thời  gian  ông  sống  cùng với  Gin,  có  thời  gian  ông
     sống với vợ chồng Catarin - Bledơ dơ Bôbrơi. Điều này là dựa vào một lá thư của

     Lainit  trong  đó  có  viết  ràng  Etmơ  Mariôt  đang  ở  tại  địa  chỉ  của  ông  Bôbrơn
     (Beaubrun). Có lẽ Lainit muốn nói là Bôbrơi, vì hai cái tên này phát âm nghe na

     ná giống nhau (chú ý rằng Lainit là nhà khoa học người Đức).

            Còn  một  mảng  thông  tin  nữa  chúng  ta  cũng  rất  muốn  biết  đó  là  mảng
     thông tin về việc học  tập của ông  lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành.  Trước  khi

     tham gia viện Hàn lâm ông đã có một số công trình nghiên cứu khoa học mang

     nhiều bút danh khác nhau. Trong những công trình đó và cả trong những bài viết
     sau khi ông đã tham gia viện Hàn lâm, ông không hé lộ một tia sáng nhỏ nào cho

     chúng ta biết ông đã học ở những trường nào, những môn học nào ông yêu thích,


                                                                                 293
   288   289   290   291   292   293   294   295   296   297   298