Page 242 - Dạy Học Vật Lý
P. 242
SPBook - vươn tầm tri thúc, chắp cánh tương lai
trực tiếp với máy. Sau khi xem xét tỉ mỉ các bộ phận, Oat giật mình nhận ra rằng
những ý nghĩ mà hồi đó Oat cho là “thoáng qua” thế mà lại rất đúng.
ở chiếc máy Niucômen trong phòng thí nghiệm (và có thể là ở tất cả các
máy Niucômen khác), khi hơi ngưng tụ thì xilanh bị lạnh đi, do đó sang chu kì kế
tiếp lại phải dùng hơi để làm nóng xi lanh trở lại. Ngay sau đó hơi lại ngưng tụ và
xilanh lại bị lạnh đi. Cứ như thế tiếp diễn mãi mãi: xilanh bị lạnh, làm nóng
xilanh, xilanh lại bị lạnh, lại làm nóng xilanh, . . . .
Lượng hơi cung cấp cho máy được chia làm hai: một phần dùng làm nóng
xilanh, phần còn lại dùng cho máy chạy. Lưọng hơi dùng làm nóng xi lanh là
lượng hơi lãng phí. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu của những hiện tượng mà
Anđơxơn nói đến. Oat tin vào kết luận của mình là đúng, nhưng làm thế nào để
khắc phục thiếu sót đó thì lúc ấy Oat cũng chưa nghĩ ra. Mặc dầu còn đang bận
nhiều việc ở cơ sở kinh doanh, nhưng Oat vẫn xoáy sâu vào việc phải tìm cho ra
biện pháp khắc phục. Vì vậy, trừ những thời gian làm việc ở xưởng, toàn bộ thời
gian còn lại Oat dành cho việc nghiên cứu thí nghiệm ở nhà riêng. Oat đã làm đi
làm lại không biết bao nhiêu thí nghiệm, ròng rã suốt hai năm (cho đến khi Cray
qua đời), nhưng vần chưa tim ra giải pháp.
Nhân đây ta nói đến một chuyện
khá thú vị. Trong khi làm thí nghiệm, Oat
phát hiện ra một vấn đề mà Oat cho là rất
mới, đó là vấn đề nhiệt hóa hơi của nước.
Oat hăm hở thông báo phát hiện này cho
người bạn của mình là Jôdep Blach (loseph
Black), giáo sư trường đại học Glatxgâu.
Điều bất ngờ đối với Oat là cái mà Oat cho Giêm Oat
(do viện Cơ học thành lập năm 1936,
là mới thì thực ra chẳng còn là mới. dịp ki niệm 200 năm năm sinh của ông).
242