Page 163 - Đại Dương Kì Diệu
P. 163
gắn liền. Để kỉ niệm phát hiện vĩ đại này, người đời sau đã dùng tên ông để đặt
cho eo biển này.
Đường ngẩm eo biển Bering sẽ trở thành đường ngầm dài nhất trên thế giới,
nó còn có thể đem lại những cơ hội du lịch rất đặc biệt. Kĩ sư Kumal khai thác mỏ
ở Arizona ủng hộ việc xây dựng đường ngầm này đã nói: “Lúc đó bạn có thể lên
tàu hỏa ở New York và đi thẳng đến Cape Town ở Nam Phi”.
Từ đó có thể thấy, eo biển Bering thông suốt sẽ đổng nghĩa với việc nối liền
Bắc bán cầu. Công trình này là một việc làm vĩ đại của con người trong thế kỉ này.
Một công trình khác là đường ngầm dưới biển của hai nước Nga - Nhật.
Để nối liến nước Nga và Nhật, đổng thời thể khai thông con đường đi từ
Tokyo đến Paris, có người đã nghĩ đến việc xây dựng hai đường ngầm dưới biển,
một đường dài bảy kí lô mét, một đường dài 43 kí lô mét tại eo biển Tatar và eo
biển Soya-Kaikyo. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này là ông Ust Qịuie Ning - chù
nhiệm phụ trách kĩ thuật của nhà máy xây dựng năng lượng đảo Sakalin. ồng
nghĩ công trình có thể phân làm hai giai đoạn: giai đoạn một, hoàn thành đường
ngầm eo biển Tatar, dự tính kinh phí là 2,4 tỉ đô la Mĩ; giai đoạn hai, hoàn thành
đường ngầm eo biển Soya-Kaikyo, kinh phí khoảng năm tỉ đô la Mĩ.
Đường ngầm dưới biển là công trình quá lớn vượt tầm một công ty thông
thường hay một tổ chức địa phương. Vế mặt kinh phí và kĩ thuật, Nga cán sự trợ
giúp và hợp tác của Nhật. Do đó, công trình phải do chính phủ hai nước bàn bạc
quyết định. Nếu được xây dựng, đường ngẩm không những thúc đẩy phát triền
kinh tế khu vực Viễn đông, mà các nguồn năng lượng từ Yakat, Magadan, Siberia
có thể lưu thông đến bờ biển Thái Bình Dương, khiến kinh tế khu vực Viễn Đông
của Nga có thể hòa nhập với kinh tế thế giới.
163