Page 184 - Công Nghệ Sản Xuật Thức Ăn Tổng Hợp
P. 184
môi trường là quản lý nước thải, quản lý rác thải rắn và các chât độc
hại, kiếm soát nước bề mặt trong phạm vi nhà máy.
Nước thải cần được thu gom đến bể xử lý, nước sau xử lý phải
bảo đảm độ sạch theo quy định mới được thải ra môi trường. Các
chất gây độc hại cần được kiểm soát chặt chẽ, không để phát tán ra
môi trường. Hệ thống cống thoát nước bề mặt phải bảo đảm thoát
nước tức thì khi có mưa to, không để nước từ trong nhà máy chảy
tràn lan ra ngoài môi trường. Nước bề mặt cũng cần được tập trung
về bể thu nước, để xử lý (nếu thấy cần thiết) trước khi thải ra ngoài
môi trường.
• Quản lý về an toàn sản xuất và sức khỏe người lao động
Quản lý an toàn sản xuất bao gồm kiểm soát hỏa hoạn và gây nổ,
các tai nạn trong lao động.
Hỏa hoạn thường xảy ra do mạng điện bị chập, dây dẫn điện
không đúng tiêu chuẩn bị quá tải, nguyên liệu, nhiên liệu dễ gây cháy
(dầu thực vật, xăng, dầu diezen...).
Nổ thường xảy ra ở nồi hơi, ống dẫn hơi nóng, chập điện mạnh
(cháy, nổ)...
Tai nạn thường xảy ra do sự bất cẩn của công nhân trong dây chuyền
sản xuất hoặc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm trong nhà máy.
Quản lý an toàn sản xuất phải gắn liền với việc giáo dục ý thức
trách nhiệm và nâng cao trình độ của công nhân; kiểm tra thường
xuyên và bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị và mạng điện.
Quản lý về tổn hại sức khỏe của công nhân trong sản xuất là
quản lý các tác động xấu của môi trường sản xuất đến sức khỏe của
công nhân. Trong nhà máy sản xuất thức ăn thì bụi của thức ăn là
tác nhân gây hại hàng đầu sau đó mới đến tiếng ồn của dây chuyền
sản xuất và cuối cùng là các chất độc hại có trong nguyên liệu thức
ăn bốc hơi vào không khí. Vì vậy, hạn chế bụi, tiếng ồn, bảo đảm
sự thông thoáng không khí trong nhà máy chính là việc cần quan
tâm trước tiên trong công tác quản lý sức khỏe của công nhân, sau
đó mới đến việc khám sức khỏe định kỳ, tổ chức nghỉ mát, ăn
dưỡng cho công nhân.
184