Page 159 - Chữa Bênh Cao Huyết Áp Và Biến Chứng
P. 159
mộng tinh, lợi tiểu chữa phù thủy thủng, bụng trưởng,
tiêu chảy, tỳ hư kém ăn, mất ngủ.
❖ Phân tích công dụng của Đương quy theo Tây y:
Tên khoa học Angelica spp. chứa tinh dầu có các hỢp
chất terpen, phenolic, các chất dẫn phtalid, coumarin,
acid hữu cơ vanilic, palmitic, linoleic, nicotimic, sucinic,
polysaccharide, các acid amine, vit. Bl, B12, E, các
nguyên tố Mg, Ca, Al, Cr, Cu, Zn, As, Pb, Cd, Hg, p, Fe,
Si, Ni, V, bretedin... Đương quy được phân thành 4 loại:
Quy đầu gồm phần đầu của rễ chính, đầu tù và tròn còn
mang vết tích của lá. Quy thân là rễ đã loại bỏ phần đầu
và đuôi. Quy vĩ là phần rễ phụ hay nhánh. Toàn Đương
quy gồm cả rễ cái và rễ phụ.
Đương quy có tác dụng ức chế sự co thắt cơ trơn
ruột, chôAg thiếu máu ác tính, ức chê trực khuẩn dịch
hạch, thương hàn, phế cầu khuẩn, ức chế sự ngưng tập
tiểu cầu, có khả năng bảo vệ hệ thông miễn dịch làm
tàng lượng tế bào lympho T và phục hồi tái tạo hồng
cầu, tăng sức đề kháng, ức chế sự giảm tỷ lệ huyết sắc
tố, có khả năng điều trị huyết khối não viêm tắc, tăng
cường tuần hoàn não bị ứ máu, chống loạn nhịp tim,
tăng hoạt tính thực bào. Rễ Đương quy có 2 thành phần:
một thành phần không có tinh dầu kích thích tử cung
làm tăng lượng AND, tăng lượng tiêu thụ oxy của gan,
và tăng năng lượng sử dụng glucose của tử cung, một
thành phần có tinh dầu khác ức chế tử cung.
❖ Phân tích theo Đông y:
Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, có mùi thơm,
tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều thông