Page 129 - Chữa Bênh Cao Huyết Áp Và Biến Chứng
P. 129
❖ Phân tích công dụng của Kỷ tử theo Tây y:
Tên khoa học Lycium chinense Mill. Trái của cây câu
kỷ gọi là kỷ tử màu đỏ cam, trong trái có chứa tinh dầu,
acidbéo, betain, zeaxanthin, physalien, chứa 8-10% acid
amine trong đó chừng một nửa dạng tự do gồm có acid
aspartic, prolin, acid glutamic, alanin, arginin, serin,
và 9 acid amine khác.
Những người già trên 60 tuổi hoặc những người bị
bệnh ung thư, nếu ăn sông mỗi ngày 5-lOg hạt kỷ tử
khô trong 10 ngày liên tiếp thì hoạt độ men superoxid
dismitase (SOD) tăng 48%, Hemoglobin (Hb) tăng 12%
vàLipid peroxyd giảm 65%, nó làm tăng cường hệ miễn
dịch đã bị suy giảm ở ngưòi già, điều chỉnh được tỷ
lệ chuyển hóa của nguyên bạch cầu (leukocytoblast),
globulin miễn dịch trong huyết thanh như IgG, IgA và
IgM đều tăng, nước sắc kỷ tử uống liên tục mỗi ngày
trong 4 tuần lễ thì cholestérol huyết, beta lipoprotein
và triglyceride đều giảm, lượng bạch cầu tăng và ngán
ngừa hiện tượng giảm bạch cầu do cyclophosphamid gây
nên trong điều trị ung thư.
❖ Phân tích theo Đông y:
Kỷ tử có vị ngọt tính bình, vào hai kinh can, thận, có
công dụng dưỡng gan, sáng mắt, bổ phế thận, ích tinh,
nó được coi là vị thuốc bổ toàn thân dùng cho cơ thể suy
nhược, tinh huyết bất túc, có tác dụng bổ huyết, ức chế
tế bào ung thư.
❖ Phân tích công dụng của Sơn thù du theo Tây y:
Tên khoa học Cornus officinalis Sieb. Et Zucc. Quả
có chứa moronisid, methylmoronisid, swerosid, loganin,