Page 166 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 166
Trong khi các chất đốỉ kháng Hj thế hệ đầu như
hydroxyzine, chlorpheniramine và diphendydramine được biết
là ức chế sự giải phóng chất trung gian, thì hiện tượng này đã
được nghiên cứu nhiều nhất đối với các chất đối kháng Hị thế hệ
hai như như terfenadine, loratadine, cetirizine, azelastine,
ketotifen và oxatomide. In vitro các thuốíc này ức chê giải phóng
histamine, leukotriene và các chất trung gian khác từ các dưổng
bào chuột và người và từ các bạch cầu ưa bazơ của máu ngoại
biên đã bị kích hoạt bởi các kích thích miễn dịch (như kháng
nguyên kháng thể kháng IgE) và các kích thích không miễn
dịch ( như hợp chất 18/80, hợp chất p, concanavalin A và calci
ionophore A23187). Các tác động kháng dị ứng của chúng khác
nhau tuỳ thuộc vào loại tế bào và nguồn tế bào, nồng độ của
chất đồng vận hoặc đôi kháng và chất trung gian. Terfenadine
và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó làm giảm sự giải phóng
histamine do kháng thể anti-IgE và A23187 từ bạch cầu ưa bazơ
và sự sản xuất LTC4 do A23187 ở các bạch cầu acid (hình 2).
Astemizole ức chế sự giải phóng histamine từ dưỡng bào phúc
mạc chuột, nhưng không ức chế đáng kể sự giải phóng
histamine do kháng nguyên từ mô phổi đã mẫn cảm của người.
Loratadine phong bế sự giải phóng leukotriene do kháng
nguyên hoặc ionophore từ mô phổi của người in vitro. Azelastine
ức chế sự giải hóng histamine từ bạch cầu ưa bazơ của người
theo kiểu phụ thuộc vào liều lượng, nhưng chỉ ức chế sự giải
phóng histamine từ các dưỡng bào phổi sau khi đã được ủ từ
trước trong khoảng thời gian dài. Ketotifen có hiệu quả trong
việc ức chê sự giải phóng histamine do kháng nguyên từ các tê
bào của người.
168