Page 157 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 157
I. HISTAMINE, CÁC THỤ THỂ HISTAMINE VÀ CÁC CHẤT Đốl
KHÁNG THỤ THE HISTAMINE
m
Histamine có vai trò trung tâm trong các phản ứng miễn dịch
và viêm, đặc biệt là trong phản ứng quá mẫn tức thì cũng như
trong sự bài tiết acid của dạ dày và trong sự dẫn truyền thần
kinh. Nó thể hiện các tác động sinh lý của nó thông qua ba loại
thụ thể histamine là: thụ thể H|, thụ thể H2 và thụ thể Hg. Có thể
còn có các loại thụ thể khác của histamine mà ta chưa biết.
Các tác động gây ra qua các thụ thể Hj bao gồm: làm tăng
tính thẩm thấu của mạch, ngứa, co thắt cơ trơn của đường hô
hấp và đường tiêu hóa, giải phóng các chất trung gian viêm, huy
động các tế bào viêm (bảng.l). Histamine gây ra giãn mạch máu
và làm tăng sự thẩm thấu của thành mạch thông qua cả hai loại
thụ thể Hị và H2; nhũng chức năng này có vai trò quan trọng
trong phản ứng sần và đỏ tại chỗ ỏ da, trong nổi mày đay và
trong việc tạo ra các triệu chứng phản vệ như hạ huyết áp, đỏ
bừng vùng đầu cổ, đau đầu và tăng nhịp tim. Ái lực của
histamine đốỉ với các thụ thể Hx trong hệ mạch máu gấp khoảng
10 lần so với thụ thể H2 trong hệ mạch máu.
Trong khi một sô" tác động của histamine như giãn mạch, bị
phong bế không hoàn toàn bồi các chất kháng thụ thể Hx, thì
các tác động khác như bài tiết acid dạ dày và tăng nhịp tim và
co bóp của tim lại không hề bị phong bế bởi các chất đốỉ kháng
thụ thể Hj. Burimamide, được phát hiện trong những năm
1970, có khả năng phong bế các tác động này và là chất đối
kháng thụ thể H2 đầu tiên. Các chất đốĩ kháng thụ thể H2 sau
đó như cimetidine, ranitidine và famotidine đã làm cuộc cách
mạng trong việc điều trị bệnh loét đường tiêu hóa. Vai trò của
các chất đốỉ kháng thụ thể H2 trong việc điều trị các bệnh quá
mẫn cảm tức thì và các bệnh thiếu hụt miễn dịch nguyên phát
hay thứ phát đang đ ư ợ c nghiên cứu.
159