Page 129 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 129
130 Tủ sách 'Việt Nam - đắt nuớc, can nguờí'..
phía Nam nhờ sức của Nguyễn Hoàng. Nhà Mạc mất hẳn phía
Nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Bộ.
Những năm sau đó Mạc Kính Điển tiếp tục vào đánh
Thanh Hóa vài lần nhưng vẫn không đánh bại được quân Lê-
Trịnh.
Tháng 10 năm 1580, Mạc Kính Điển mất, Mạc Đôn
Nhượng lên thay làm phụ chính. Nhà Mạc không có ai thay
thế xứng đáng vai trò của ông nên chi hon 10 năm sau thì bị
Lê-Trịnh đánh bại (1592).
Nhận định của người đòi sau về ông
Tài năng, đức độ của Mạc Kính Điển chẳng những khiến
người trong triều Mạc tôn kính mà ngay phía địch quân cũng
phải nể sợ. Cho dù nhà Mạc là kẻ thù không đội trời chung với
nhà Hậu Lê, sách Đại Việt Sử ký Toán thư do các sử gia nhà Lê
soạn phải thừa nhận: "Kính Điển là người nhân hậu, dũng
lượCj thông minh, tài trí, nhạy bén, hiểu đòi, từng trải nhiều
gian nan nguy hiểm, cần lao, trung thành"; sách Đại Việt thông
sử của Lê Quý Đôn cũng ghi nhận: "Kính Điển là người nhân
hậu, linh mẫn, dũng cảm có thừa".
Mặc dù trong những lần mang quân vào đánh Thanh Hoá,
Mạc Kính Điển thường không thắng được quân nhà Lê nhưng
tài chèo lái của ông với nhà Mạc trước nhiều COTI nguy biến và
những cuộc chổng trá thành công của ông trước những CUỘC
tấn công ra Bắc của họ Trịnh khiến nhà Mạc còn đứng vững.
Sau khi Thái tổ Mạc Đăng Dung mất, ông là trụ cột lớn
nhất và sau khi ông mất không có người thay thế xứng đáng
cho nhà Mạc. Cái chết của Mạc Kính Điển là tổn thất không
thể bù đắp với nhà Mạc. Bởi vậy không lâu sau sự ra đi của
ông, nhà Mạc mất theo.
Ông mất đi nhưng ảnh hưởng của ông đối với người trong