Page 126 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 126
. Các đại công thẩn trong lịch sứ Việt Nam 127
PHỤ CHÍNH MẠC KÍNH ĐIỂN
Mạc Kính Điển (?-l 580) là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà
(nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương). Ông là con thứ ba của Mạc Đăng Doanh (tức Vua Mạc
Thái Tông), là đại công thần có công lớn trong việc gìn giữ cơ
nghiệp nhà Mạc, được nhà Mạc phong tước Khiêm vương.
Mạc Kính Điển thuở nhỏ ốm yếu, dù vua Mạc cho đổi
nhiều nhũ mẫu nhưng không kết quả. Gặp lúc vợ đại thần
Phạm Quỳnh mới sinh, bèn gọi đến làm nhũ mẫu cho Kính
Điển. Từ lúc có nhũ mẫu mới, Kính Điển mạnh khỏe khác hẳn
trước. Bởi thế sau này Kính Điển rất sủng ái cha con Phạm
Quỳnh và Phạm Dao.
Phụ chính lần thứ nhất
*Dẹp loạn Phạm Tử Nghi
Năm 1546, Mạc Hiến Tông mất, con là Mạc Phúc Nguyên
còn nhỏ lên thay, tức là Mạc Tuyên Tông. Khiêm vương Mạc
Kính Điển là người được Hiến Tông chọn làm phụ chính.
Trong triều xảy ra biến loạn: Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi
muốn lập người em của Mạc Thái Tông là Hoằng vương Mạc
Chính Trung (con thứ 2 của Mạc Thái Tổ) đã trưởng thành
nhưng Mạc Kính Điển không thuận, quyết phò Phúc Nguyên
lên ngôi. Tử Nghi bèn cùng Chính Trung khởi binh nổi loạn.
Ban đầu Phạm Tử Nghi thắng thế, Mạc Kính Điển cùng
Tây Quận công Nguyễn Kính đi đánh Tử Nghi bị bại trận. Tuy
nhiên sau đó Tử Nghi nhiều lần tiến đánh Đông Kinh nhưng
đều bị Kính Điển kiên cường chống trả nên Tử Nghi không thể
chiếm được thành, hao bỉnh tổn tướng, phải đem Mạc Chính