Page 132 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 132
. Các dại công thần trong lịch sử Việt Nam 133
cùng với các cựu thần nhà Lê đã tập họp dân quân lại, khỏi binh
chống Mạc. Sau Lê Công Uyển còn có nhóm Son Đông. Khi tình
hình sôi sục như vậy, đối với họ Mạc, trấn Thanh Hoá cần được
bình định sớm, nếu chậm trễ tất sẽ có biến động bất ngờ. Nhưng
dù lo xa cách mấy, dù nhóm Lê Ý, Lê Công Uyển và cả nhóm Sơn
Đông có tan rã, thì từ đất Thanh Hoá vẫn còn thủ lãnh đứng lên
chống Mạc. Người đó là Nguyễn Kim.
Nguyễn Kim lĩnh chức Hữu vệ Điện tiền Tướng quân trấn
thù vùng Bắc Thanh Hóa. Năm Đinh Hợi [1527] khi biết tin
Đăng Dung cướp ngôi, Nguyễn Kim tỏ ra bất bình định đem
quân quyết trận tử chiến với nhà Mạc, nhưng bạn ông là Quản
lĩnh Trịnh Duy Liêu can;
- Ông một lòng với nhà Lê. Nếu hưng binh phải trung
hung lại được cơ nghiệp nhà Lê, thế mới nên trang hào kiệt,
rạng danh thiên cổ. Còn hưng binh liều chết tỏ lòng trung, lấy
trứng chọi đá theo tôi không phải là hành động của bậc tài trí.
Đăng Dung là người cẩn trọng, việc soán nghịch chắc chuẩn bị
từ lâu. Tôi nghĩ hắn chưa dám làm mạnh, nhất là tại xứ Thanh.
Tốt nhất ta lặng yên nghe ngóng tránh ba quân giao động,
tuyệt không lộ ý định, từ từ sẽ liệu sau.
Những ngày tiếp, Nguyễn Kim biết tâm trạng quân sĩ
hoang mang. Lính gặp ông cúi chào không giấu cái liếc trộm
dò xét nhưng tuyệt không ai dám bàn tán gì. Duy Liêu bàn:
- Vùng núi Tam Điệp là nơi trọng yếu, là cuống họng của
con đường thông thương Nam Bắc. Dựa vào thế l}iểm núi rừng
trùng điệp, ta có thể lấy một chọi mười, ông nên tăng thêm
quân, cử người thân tín trấn giữ. Động tịnh gì chỉ nên chống
cự cầm chân địch và phỉ báo. cẩn thận không để nước đến
chân mới nhẩy.
Ngày qua ngày, hàng năm sau tình hình vẫn êm ả chưa
thấy có biến động nào lớn chống lại họ Mạc. Nguyễn Kim nôn