Page 299 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 299

2.  Tại  sao  khoa  học  không  lương  tâm   là  sự  hủy  hoại  tâm   hồn?:  Phải
      nói  rằng:  '"khoa học  không  lương tâm”  là khoa học không có  đạo  đức,  không dựa
      vào  tính  người,  tình  người,  không  có  lòng  yêu  thương  đôl  với  cộng  đồng,  hạnh
      phúc của nhân  loại.  Họ  chỉ  biết lợi  nhuận và  sức mạnh của  đồng tiền  là trên tất
      cả  và  sần  sàng bán  rẻ  lương  tâm,  trách  nhiệm.  Họ  sẵn  sàng “sống  ác,  sống  tàn
      nhẫn  đế'  được  tồn  tại”,  được  hưởng  lợi  cho  cá  nhân,  cho  nhóm  người  hay  tập
      đoàn  nào  đó  và  sẽ  quay  lưng  trước  nỗi  đau  của  kẻ  khác,  kể  cả  sinh  mạng  con
      người,  chứng tỏ  họ  là kẻ vô  cảm,  vô  tâm,  mất  cả lương tri,  hủy hoại  cả tâm hồn.
      Đúng  như lời  nhận  định:  “Kẻ  nào  quay  lưng  trước  nỗi  đau  kẻ  khác,  xem  thường
      sinh  mạng  của  kẻ  khác  chí  là  thứ quái  vật”.  Chúng  ta  cần  lên  án,  nguyền  rủa,
      ghê tởm.
         3.  Vậy  khoa  học  có  lương  tâm   đem  lại  những  hiệu  quả  gì?:  Nghĩ  về
      khoa  học  có  lương  tâm,  luôn  luôn  dựa  trên  nền  tảng  của  đạo  đức  vì  mục  đích
      cộng  đồng vì  sự phát  triển  cho  hạnh  phúc  của  nhân  loại  nhằm  mang lại  giá  trị
      thiết  thực  cho  con  người  và  cho  cả  nhân  loại  thì  khoa  học  ấy  được  ngưỡng  mộ
      tôn  vinh.  Tiêu  biểu  như Vợ  chồng  nhà  bác  học  Marie  Curie  hi  sinh  cả  cuộc  đời
      mình và tìm  ra chất  Uranium phục vụ  cho  khoa học,  phục vụ  cho hạnh phúc của
      nhân loại hay nhà bác học Pasteur đã tìm ra chất văcxin chông bệnh chó  dại,  đã
      cứu hàng vạn,  hàng triệu con người khắp toàn cầu.  Họ là những người có  cái tầm
      và  có  cái  tâm  cao  quý  và  tên  họ  gắn  liền  với  mọi  quôh  gia  trên  toàn  cầu.  Như
      vậy khoa học không lương tâm là khoa học không dựa trên  nền  tảng đạo  đức chỉ
       có  cái  tầm,  nhưng thiếu  cái tâm  là thiếu  đạo  đức,  thiếu tính  người,  tình người  là
       sự hủy  hoại  tâm  hồn  đáng  lên  án.  Với  khoa  học  có  lương  tâm  là  sự kết hợp  hài
       hòa giữa cái tầm và cái tâm, giữa tài  năng và trí tuệ,  giữa đạo  đức và nhân cách.
       Họ  luôn  luôn  được  ngưỡng mộ,  khâm  phục  của  mọi  người  của  cả  nhân  loại  vì  họ
       là những nhà khoa học chân chính.

       III.  PHẦN KẾT BÀI
         -   Ý  kiến  của văn  hào  Pháp  Rabelaise:  “Khoa học  không  lương  tâm  là  sự hủy
       hoại  tâm  hồn” hoàn toàn hợp  lí,  đúng đắn.  Vì thứ khoa học ấy không nhằm phục
       cho  cuộc  sông  của  con  người,  của  nhân  loại,  chỉ  sản  sinh  ra  những  loại  vũ  khí
       giết  người,  những  sản  phẩm  độc  hại,  độc  tố giết  người  đó  là  thứ  khoa  học  phi
       đạo  đức,  phi  nhân tính, hủy hoại tâm hồn.  Chúng ta cần lên án,  triệt để lên án.


        Để tuyển sinh: Anh  (chị)  hiểu th ế nào về  lòng tự trọng?  Lòng tự trọng
            ảnh  hướng  đến  bản  thân  của  mỗi  chúng  ta  trước  cuộc  sống
            ra  saor

       ỊHỈững kiến thức cần nắm:
       1.  Lời người xưa có nói:  “Giấy rách phải giữ lấy lề”.  (Lời người xưa)
       2.  Lời người xưa có  nói: “Nghèo cho sạch,  rách cho thơm”.  (Lời người xưa)

       298
   294   295   296   297   298   299   300   301   302   303   304