Page 300 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 300
3. Lời cố nhân có nói: “Bần tiện bất năng di”. Ý nói, sông trong nghèo khổ vẫn
không thay lòng đối dạ. “Phú quý bất năng dâm". Ý nói, giàu sang không
ham dục vọng tầm thường. “Uy vũ bất năng khuất”. Ý nói, trước bạo lực
không hề cúi đầu. (Lời người xưa)
4. Lời cố nhân có nói: “Bần cùng sinh đạo tặc". (Lời người xưa)
5. Dũng tướng Trần Hưng Đạo khẳng định: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì hãy
chém đầu thần trước đã”. (Trần Hưng Đạo)
6. Danh tướng Trần Bình Trọng từng dõng dạc rằng: “Thà làm quỉ nước Nam
còn hơn làm vương đất Bắc”. (Trần Bình Trọng)
7. Những dẫn chứng để làm sáng tỏ lòng tự trọng:
- Nạn động đất và sóng thần xảy ra tại nước Nhật là một thảm họa nghiêm trọng.
- Nhà máy điện nguyên tử Pukushima Nhật bị rò rỉ phóng xạ, sau nạn động
đâ4 và sóng thần. Một số chuyên gia, kĩ sư của Nhật từng tuyên bô": “Cao hơn
cá cái chết và nỗi sợ hãi là phải có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và
trách nhiệm với thê hệ dời sau”.
8. Có ý kiến rằng; “Con người, nếu đánh mất lòng tự trọng, chỉ còn là cái chết,
cái chết tâm hồn. (Lời nhận định)
HƯỚNG DẪN
A. CÁCH LẬP DÀN Ý
I. PHẦN MỞ BÀI
Có thể nêu lên một dẫn chứng hay lời nhận định nào đó liên quan đến nội
dung yêu cầu của đề bài. Sau đó giới thiệu đề bài.
II. PHẦN THÂN BÀI
Những bước thực hiện:
1. Cần giải thích thế nào là “Lòng tự trọng?” (Lí lẽ và dẫn chứng).
2. Lòng tự trọng ảnh hưởng đến bản thân của mỗi chúng ta trong cuộc sôhg
như thế nào?
3. Nếu đánh mất lòng tự trọng sẽ ra sao?
III. PHẦN KẾT BÀI
- Khẳng định giá trị của đề bài.
- Liên hệ bản thân (nếu có).
HƯỚNG DẪN
B. PHẦN THựC HÀNH
I. PHẦN MỞ BÀI
“Lòng tự trọng là thước do giá trị nhân cách con người”
(Lời nhận định)
299