Page 304 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 304
Chí Minh vào năm 2013 (Anh có cả vỢ đẹp, con ngoan, thành lập gia đình
năm 2012).
8. Lời cố nhân có nói; “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
HƯỚNG DẪN
A. CÁCH LẬP DÀN Ý
I. PHẦN MỞ BÀI
- Giới thiệu một đoạn văn hay một lời nhận định, một câu tục ngữ, ca dao có
liên quan đến nội dung yêu cầu của đề bài. Sau đó giới thiệu đề bài và viết câu
chuyến ý (nếu cần).
II. PHẦN THÂN BÀI
Những bước cần thực hiện:
1. Trước tiên giải thích “nghị lực là gì?”.
2. Sau đó dựa vào đề bài, đưa ra những những luận điểm đế’ giải thích;
- Luận điểm 1; Tại sao mất nghị lực là mất tất cả?
- Luận điểm 2: Tác dụng của nghị lực trong đời sông con người như thế nào?
(vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để giải thích).
III. PHẦN KẾT BÀI
- Khẳng định giá trị đề bài.
- Liên hệ bản thân (nếu có).
HƯỚNG DẪN
B. PHẦN THựC HÀNH:
I. PHẦN MỞ BÀI:
“ơ đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu
phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. (Nguyễn Khải)
Quả thật, cuộc đời là một trường tranh đấu không ngừng, con người phải đối
đầu với bao gian nan, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, đem lại thành
công tốt đẹp cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Sự thành công đó, một phần lớn
do yếu tô" nghị lực. Nếu thiếu nghị lực, mất nghị lực, con người sẽ khuất phục,
đầu hàng trước hoàn cảnh, ước mơ sẽ tan vỡ, uy tín sẽ mât, mất tất cả đúng
như ý kiến: “Mất nghị lực, mất tất cà".
II. PHẦN THÂN BÀI
Những bước cần thực hiện:
1. Trước tiên cần giải thích “nghị lực là gì?”:
Hai tiếng nghị lực cho chúng ta những ý nghĩ đẹp, nghị lực là một ý niệm
trừu tượng, không nắm bắt, không nhìn thấy, nhưng là một yếu tô" vô cùng quan
trọng trong đời sô'ng của mỗi con người. Nói đến nghị lực là nói đến sức mạnh
303