Page 264 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 264
nhập hồn Trương Ba vào xác thằng cu Tị (con chị Lụa), bạn cháu gái của Hồn
Trương Ba vừa mới chết. Nhưng hướng giải quyết thứ hai của Đế Thích đưa ra
cũng là cách giải quyết bế tắc không khả thi vẫn đi ngược lại với quy luật của
tạo hóa. Với Hồn Trương Ba thì hồn nào phải xác nấy và yêu cầu Đế Thích cho
cu Tị, cho anh hàng thịt được sông, về với gia đình và trả lại cho Hồn Trương
Ba cái chết. Chỉ có cái chết, chết hẳn của Hồn Trương Ba thì Trương Ba mới tìm
lại chính mình”, muôn được là tôi toàn vẹn”. Rồi Trương Ba bộc lộ những suy
nghĩ râ’t chân tình, lí lẽ rất hợp lí, hợp với quy luật tự nhiên để thấy rõ khát
vọng của Hồn Trương Ba là chính đáng. Hồn Trương Ba nói: “Sống nhờ vào đồ
đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi sống
nhờ anh hàng thịt, ỏng chi nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế
nào thì ông chẳng cần biết!”. Lời nói của Hồn Trương Ba càng thấy được sự tắc
trách của các quan nhà trời, càng sửa càng sai, càng làm cho con người rơi vào
sự đau khổ, bức xúc, bế tắc, đánh mất chính mình. Qua đó mới thấy rõ khát
vọng của Hồn Trương Ba để tìm lại sự sông trong cái chết là khát vọng chính
đáng của con người, không ai có thể phủ nhận được. Và suy nghĩ của Hồn
Trương Ba, dù Hồn Trương Ba không còn trên cõi đời này nhưng với bản chất
hiền hậu, vui vẻ, tô't lành của ông Trương Ba ngày xưa vẫn mãi mãi sông trong
lòng mọi người, trong tình yêu thương gia đình thì Hồn Trương Ba vẫn sông
mãi, sông trong nỗi nhớ của mọi người. Đúng như lời bày tỏ của tác giả trong
kịch bản “Người trong cõi nhớ” có nói: “Chúng tôi là những người đã chết.
Nhưng những người còn sông vẫn nhớ đến. Như vậy chúng tôi vẫn còn được
sống”. Đó mới là khát vọng chính đáng của Hồn Trương Ba cũng là khát vọng
chính đáng của con người.
m . PHẦN KẾT THÚC
1. Về nghệ thuật: Kịch bản xây dựng những tình huông đầy kịch tính, lời
thoại của các nhân vật thật sông động, chân thật, đi sâu vào đời sôhg nội tâm
nhân vật.
2. về nội dung: Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã thổi vào nền kịch nói Việt
Nam sau năm 1975 một luồng gió mới. Kịch bản nói lên sô" phận của con người
và mượn chuyện xưa để nói chuyện hôm nay, gợi cho chúng ta thấy rõ, con người
cần phải được tôn trọng, được bảo vệ và họ được sông hạnh phúc, hướng đến
cuộc sông tôt đẹp với gia đình và hình thành một xã hội công bằng, văn minh,
dân chủ, tiến bộ.
263