Page 226 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 226

2.  Vẻ  đ ẹ p   2: V iệ t  y ê u   th ư ơ n g   g ia   đ ìn h   th ắ m   th iế t.
      a.  Việt yêu  thương  chị  Chiến:  Với  Việt,  chị  Chiến  là  chỗ  dựa  tinh  thần  có
   khác  gì  hình  ảnh  người  mẹ,  thay  mẹ  đế  lo  và  nuôi  hai  em.  Một  hình  ảnh  xúc
   động  nhất,  thấy  rõ  tấm  lòng  yêu  thương  của  Việt  đôl  với  chị,  chính  là  lúc,  hai
   chị  em  khiêng bàn  thờ  mẹ  sang gởi  nhà  chú  Năm.  Việt  đi  trước,  chị  Chiến  theo
   sau  nhưng Việt  nghe  rất  rõ  hai  tiếng “bịch,  bịch”  ở  phía  sau  lưng Việt,  chính  là
   âm  thanh  từ bước  đi  của  chị  khơi  gợi  cho  Việt  cảm  nhận  bước  đi  của  chị  mình,
   giờ  này  nặng  nề,  mệt  mỏi,  trước  bao  lo  toan  vất  vả  cho  gia  đình.  Chính  âm
   thanh â'y Việt nghe  rất rõ  như tiếng lòng của mình  đôl với chị.
      b.  Việt yêu quỷ chú Năm: Với  Việt, từ khi cha bị giặc Tây chặt đầu,  hình ảnh
   chú  Năm  là  chỗ  dựa  tinh  thần  vững  chắc  đôl  với  Việt.  Việt  rất  quý  chú,  vì  chú
   Năm  thường  giành  phần  thắng  về  cho  Việt  nếu  mỗi  lần  hai  chị  em  tranh  giành
   nhau  trong việc  bắt  ếch,  nhái  tại  quê  nhà.  Một  hình  ảnh  đáng nhớ nhất  của Việt
   về  chú  Năm  là  mỗi  lần  chú  Năm  kể  chuyện  về  gia  đình về  những trận  đánh  trên
   mặt  đất,  chú  Năm  thường  đưa  “tiếng  hò”  của  chú  trong  lúc  kể  chuyện.  Với  Việt,
   tiếng hò  của  chú  Năm  như là  tiếng vọng của hồn  thiêng  sông núi,  tiếng vọng của
   những  người  thân  trong  gia  đình  đã  khuất  vì  chiến  tranh  và  tiếng  hò  ấy  đối  với
   Việt  như “một  hiệu  lệnh   “lời  nhắn  nhủ  tha  thiết”  hay  như “một  lời  thề dữ dội”,
   ăn  sâu  trong  máu  thịt  của  Việt,  khơi  gợi  trong  tâm  hồn  Việt  một  tình  yêu  quê
   hương đất nước.
      c.  Việt  yêu  thương,  nhớ  về  mẹ:  Mẹ  Việt  được  gọi  là  Má  Tư  Năng  từ  khi
   chồng bị giặc Tây chặt đầu,  bà tất bật ngược xuôi,  ngày ngày  “lặn  lội  thân cò khi
   quãng  vắng”,  đi  từ  cánh  đồng  này  sang  bưng  biền  nọ  làm  thuê  làm  mướn  để
    mang  về  thúng  lúa,  mớ  tép  nuôi  các  con.  Hình  ảnh  ấy  đã  khắc  sâu  trong  tâm
    hồn  Việt  và  trước  giờ  phút  lên  đường  nhập  ngũ,  hai  chị  em  làm  mâm  cơm  cúng
    mẹ  như bày  tỏ  tấm  lòng yêu  thương của Việt về  mẹ.  Và  đêm  cuối  cùng,  trước  giờ
    phút lên  đường nhập  ngũ, Việt nhìn những con đom  đóm  lập lòe từ rặng bần bay
    trên  nóc  nhà,  Việt  liên  tưởng  những con  đom  đóm  kia  là  hình  bóng  của  mẹ,  mẹ
    đã  về  chứng  kiến  trước  giờ  phút  hai  chị  em  lên  đường.  Việt  còn  hình  dung  giờ
    này  biết  đâu  mẹ  đang  ngồi  dựa  vào  những  thúng  lúa  cầm  nón  quạt  như  cùng
    chia sẽ  niềm vui  khi thấy các con trưởng thành.  Phải có một tình yêu thương mẹ
    sâu  sắc,  thì  tâm  hồn  Việt  mới  khơi  dậy  những  dòng  suy  nghĩ  liên  tưởng  về  mẹ
    đẹp như thế.  Xúc  động nhất,  lúc Việt bị thương nặng tại rừng cao  su trong lần ra
    quân  đầu  tiên.  Việt  ngất  đi,  lúc  tỉnh  lúc  mê,  nhưng  Việt  vẫn  hồi  tưởng  về  quá
    khứ  khi  còn  mẹ.  Việt  nhớ  lại;  “mẹ  xoa  đầu  Việt,  đánh  thức  Việt  dậy  rồi  lấy
    xoong cơm  đi  làm  đồng để ở dưới xuồng lên  cho  Việt ăn”.  Hàng loạt những dòng
    suy nghĩ  liên tưởng của Việt về  mẹ  đều  xuất phát từ tình yêu thương sâu sắc của
    Việt  đôl  với  mẹ  là  những thước phim  quay  chậm về  tình mẹ,  tình  mẫu tử thiêng
    liêng vẫn  in  sâu trong tâm hồn Việt thật đáng nhớ.


                                                                                225
   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231