Page 203 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 203
sống tiếp đến với lời đề nghị của bà thật có ý nghĩa. Bà nói: “Có dầu đấy à! ư! hãy
thắp lên một tí cho sáng sủá". Lời đề nghị của người mẹ trong giờ phút này, mang
một ý nghĩa thật đẹp dù biết rằng dầu rất quý nhưng bà vẫn muốn thắp lên để ánh
sáng từ hai hào dầu ấy sẽ xua tan bóng đêm tăm tối, nghèo khổ của gia đình bà
suốt bao nhiêu năm qua và hi vọng một cuộc sống mới tốt đẹp. Bà cũng rất tâm lí,
hiểu được cuộc sông hạnh phúc của vỢ chồng cần phải có một không gian riêng rồi
bà đề nghị với Tràng: “Khi nào không có việc hãy tìm ít nứa, đan tấm phên rồi
ngăn ra mày ạ”. Hàng loạt những lời nói của người mẹ giàu kinh nghiệm, từng trải
trước cuộc sống như là một thứ nhu cầu tinh thần quý báu cho con, là nguồn động
viên tạo cho các con niềm tin yêu vào cuộc sống, chính là tấm lòng người mẹ.
Tình huống 2: Bà chia sẻ trước hạnh phúc mới của con. Bà dậy thật
sớm, bà cùng người dâu quét dọn nhà cửa, sân vườn tạo nên một không khí
quang đãng, sáng sủa trong gia đình, tiếp đến bà chuẩn bị thật chu đáo bữa ăn
sáng như là buổi ra mắt dâu con. Bữa ăn rất đạm bạc, chỉ có nồi cháo loãng,
lỏng bỏng, một lùm rau chuôi thái rôi, một đĩa muôi và một nồi chè nâu bằng
cám mà bà khen “ngon đáo để cờ". Bữa ăn, tuy đạm bạc nhưng lại chứa đựng cả
tình yêu thương từ tấm lòng của người mẹ. Bà luôn luôn gieo cho các con hãy tin yêu
vào cuộc sống và trong bữa ăn, bà lão nói: “toàn chuyện vui”, “chuyện sung sướng về
sau này", bà còn đưa ra lời đề nghị rất thực tế là bảo với Tràng khi nào có tiền mua
đôi gà về nuôi tạo nguồn thu nhập thêm trong gia đình. Bà tiếp tục gieo vào lòng
các con niềm tin vào cuộc sống, vững tin trước cuộc sống sẽ đem lại sự tốt đẹp.
Chứng tỏ rằng, khi người mẹ bất ngờ trước hạnh phúc của con, khi biết con có một
gia đình, bà cụ Tứ không có gì cho con về giá trị vật chất, về tài sản nhưng bà đã
cho con bằng tất cả tinh yêu thương chân thành từ trái tim người mẹ qua nhũhg cử
chỉ, lời nói, hành động của bà, có khác gì như một thứ tài sản vô hình quý báu, là
thứ nhu cầu tinh thần sẽ là chất xúc tác, nguồn động viên cho các con của bà vững
tin trước cuộc sống để vượt qua mọi khó khăn trước mặt.
III. PHẨN KÊT THÚC
1. về nghệ thuật: Tác giả khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ, đi sâu vào
đời sống nội tâm nhân vật; sử dụng ngôn ngữ gần gũi của người dân lao động, xây
dựng những tình huống đầy kịch tính, hợp lí, logic, lời thoại của nhân vật rất
thật, chân tình.
2. về nội dụng: “Vợ ìihặt” nêu lên hình ảnh người mẹ nghèo trước nạn đói,
dù cho cái đói, cái chết luôn luôn đe dọa cuộc sống, sinh mạng của con người.
Nhưng đẹp thay, bà mẹ nghèo khi đôl diện trước hạnh phúc của con đã hiện
hình, người mẹ trải rộng cả tấm lòng mình, cùng đồng cảm, yêu thương, chia sẻ
với các con bằng những lời nói, cử chỉ, hành động thật chân tình, yêu thương
hết lòng là tấm lòng bao la cao quý của người mẹ. Đúng như lời nhận định;
“Đằng sau tấm áo vá của người mẹ nghèo là một tấm lòng vàng". Hình ảnh bà
cụ Tứ mang vẻ đẹp đáng quý như thế.
202