Page 208 - Bệnh Tiểu Đường Và Cách Điều Trị
P. 208
Khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn
nhiều kẹo, bánh ngọt, đường được hấp thụ vào
máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột, khiến
tụy phải hoạt động nhiều (tuyến tụy giải phóng
Insulỉn để điều chỉnh đường huyết). Nếu sự kiện
này diễn ra liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt
là ở người cao tuổi, tuy tạng hoạt động quá tải sẽ
dẫn đến bệnh tiểu đường.
Người cao tuổi cần hạn chế đường, nước ngọt
và bánh kẹo ngọt. Nên dùng chất ngọt từ nguồn
chất bột như cơm, bánh mì... vì các chất này sau
khi đưỢc hấp thụ sẽ dự trữ trong cơ thể và chỉ giải
phóng từ từ vào máu theo nhu cầu, không làm
tăng đường huyết đột ngột.
Hoa quả thường chứa đường íructose, rất dễ
hấp thụ nhưng cũng đào thải nhanh nhất. Có thể
dùng các loại hoa quả như cam, quýt, nhân, vải.
Riêng nho ngọt và chuối tiêu là hai loại quả có lượng
đường lớn (15g đường/lOOg quả) thì nên hạn chế.
16. Rượu và bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường có được uống bia,
rượu không? Đa số người bị bệnh tiểu đường đều
có thể uống rượu, nhưng nên uống ở mức độ vừa
phải. Không được uống nhiều rượu vì:
- RưỢu, đặc biệt là rượu ngọt, có thể gây tăng
đường huyết.
- Uống rượu nhiều thường ăn được ít hoặc
không ăn được, dạ dày rỗng, có nguy cơ hạ
đường huyết.
- Uống rưỢu nhiều có thể gây tăng trọng lượng
206 HOÀNG THÚY biên soạn