Page 158 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 158

Phẩn V
          BỆNH  HEN  SUYỄN VÀ CÁCH ĐIẾU TRỊ




                    ĐẠI  CƯƠNG vỀ HEN  SUYỄN


              Định nghĩa:
              Hen suyễn là bệnh viêm mạn  tính đường dẫn khí
          (phế  quản),  trong  đó  giữ  vai  trò  là  nhiều  tế  bào  và
          nhiều  thành phần  của  tế bào.  Viêm  mạn  tính  đi kèm
          với sự quá nhạy cảm của đường  dẫn  khí  dẫn  đến  các
          cơn  suyễn  tái  đi  tái  lại của  các  triệu  chứng  khò  khè,
          khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm
          hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng -
          nhưng rất thay đổi - của sự tắc nghẽn  đường dẫn khí
          bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do
          điều trị.
              Hen  suyễn  là  một  bệnh  lý  mạn  tính  trên  đường
          dẫn khí ở phổi. Các đường dẫn khí này cũng được gọi
          là  các  phế  quản  (ngày  xưa  gọi  là  cuống  phổi).  Hen
          suyễn là một bệnh mạn tính - bệnh mạn tính có nghĩa
          là nó không bao giờ mất đi cả.

              Hen suyễn có thể rất trầm trọng. Lấy ví dụ tại Mỹ,
          mỗi năm hen suyễn gây ra khoảng 5.000 ca tử vong, 2
          triệu  lần  phải  cấp  cứu,  và  500.000  trường  hỢp  phải
          nhập  viện  mỗi  năm.  Hơn  nữa,  có  bằng  chứng  ngày
          càng gia tăng là nếu không được điều trị hoặc điều trị
          không đúng cách, hen  suyễn có  thể gây suy giảm dài
          hạn chức năng phổi (suy hô hấp mạn tính).


           158  LÊ ANH SƠN u
   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163