Page 290 - AllbertEstens
P. 290
để có thể thực sự thông nhất được chúng. Trong một lý thuyết
như vậy, trước hết, có thể không có cái gì có thể nhận ra hoặc
như là không gian hoặc như là vật lý lượng tử: Chúng có thể
xuất hiện như là những mô tả gần đúng, tựa như là nhiệt độ và
áp suất xuất hiện từ thống kê các chuyển động của một sô' lớn
nguyên tử. Một lý thuyết như vậy hiện chưa tồn tại nhưng một
sô" bưốc đầu tiên đã được thực hiện nhằm tiến tói xây dựng lý
thuyết đó.
Jo h n Stachel (Khoa Vật lý, Đại học Boston, Mỹ):
Hai năm sau khi Einstein hoàn tất lý thuyết tương đối
hẹp, ông đã bắt tay mở rộng lý thuyết này để nó bao hàm được
cả sự hấp dẫn. Ông đã nhanh chóng nắm bắt được sự tương
đương của khối lượng hấp dẫn và khối lượng quán tính, coi đó
như chìa khoá để tìm hiểu sự hấp dẫn. Khi tính tói "nguyên lý
tương đương" này, lý thuyết tương đốì hẹp đã phải nhường
đưòng cho lý thuyết tương đối được mở rộng và hấp dẫn, trong
đó quán tính và hấp dẫn được hợp nhâ't và không có một hệ quy
chiếu ưu tiên nào.
Năm 1915, Einstein đã xây dựng xong lý thuyết tương đối
rộng trong đó tất cả các cấu trúc không-thời gian đều trở thành
các trường động lực. Đây là một kết luận rất đáng kể. Tất cả các
lý thuyết lượng tử thành công, đặc biệt là cơ học lượng tử phi
tương đối và lý thuyết trường lượng tử tương đối hẹp, đều đã
đưa vào cấu trúc không-thòi gian phông có tính động học, một
cái sân khấu trên đó diễn ra những vở kịch của động lực học.
Ngày nay không có động học nào là độc lập với động lực học:
Theo nghĩa đó, lý thuyết tương đối rộng là một lý thuyết không
phụ thuộc phông.
Do vậy, những ý định tạo ra một lý thuyết lượng tử của
hấp dẫn đang phải đôl mặt với vấn đề sau: Liệu chúng ta có cần
phải vứt bỏ sự không phụ thuộc để lượng tử hoá hấp dẫn hay
288