Page 291 - AllbertEstens
P. 291
không? Đây chính là sự lựa chọn (ít nhất là cho tới nay) của các
nhà lý thuyết dây nhiễu loạn. Họ đã đưa vào một cái phông -
một không-thời gian phẳng 10, 11 hoặc nhiều chiểu hơn - rồi
sau đó áp dụng một biến thể của các thủ tục được sử dụng trong
lý thuyết trường lượng tử (tương đôi hẹp) để lượng tử hoá dây
trong cái phông đó (những trạng thái kích thích của dây lượng
tử hoá biểu diễn các hạt).
Nhưng các nhà lý thuyết hấp dẫn lượng tử vòng lại giữ ý
kiến cho rằng điều đó không chỉ là có thể được mà còn là bắt
buộc để xây dựng một lý thuyết lượng tử của hấp dẫn không
phụ thuộc phông nếu như đặc điểm quan trọng nhât của lý
thuyết tương đối rộng không bị mất đi. Nếu cách tiếp cận này tỏ
ra là có thể và có kết quả vể vật lý thì tôi tin rằng sự xây dựng
được lý thuyết vật lý không phụ thuộc phông đầu tiên sẽ được
xếp ngang với thành tựu vĩ đại nhất của Einstein.
Carlo Rovelli (Trung tâm Vật lý lý thuyết, Đại học
Marseille, Pháp):
Trong lịch sử vật lý học, quan điểm cho rằng hầu như mọi
thứ đều đã biết, hoặc "lý thuyết về thê giới" đã ỏ trong tầm tay,
thường đã từng được lan truyền rộng rãi; chẳng hạn vào thời
sau các công trình của Newton và sau Maxwell. Tất nhiên, điểu
đó luôn luôn là không đúng. Riêng cá nhân tôi, tôi thấy ý tưởng
cho rằng chúng ta đang ở gần “lý thuyết mọi sự vật” cuối cùng
là chuyện gần như huyễn tưởng.
Vấn đề lý thuyết lớn là làm thế nào xây dựng được một lý
thuyết trường lượng tử tương thích vối những cái mà chúng ta
đã biết từ lý thuyết tương đối rộng, cụ thể là không phụ thuộc
phông.
Những lý thuyết mưu toan làm diều đó mà chúng ta biết,
như hâp dẫn vòng, dây hoăc hình học không giao hoán, đều là
289