Page 278 - AllbertEstens
P. 278
tử vòng. Vệ tinh GLAST được dự kiến phóng vào năm 2006 sẽ có độ nhạy
cần thiết cho thí nghiệm này.
Bạn đọc có thể đặt câu hỏi kết quả này phải chăng có
nghĩa là lý thuyết tương đối hẹp của Einstein là sai khi nó tiên
đoán rằng tốc độ ánh sáng là không đổi. Một sô' người trong đó
có Giovanni Amelino-Camélia ở Đại học Rome "La Sapienza" và
João Magueijo ở Đại học Imperial Luân ĐÔĨ1 và cả tôi nữa đã
phát triển những phiên bản cải tiến của lý thuyết tương đổi hẹp
để phù hợp với những photon năng lượng cao chuyển động với
các tốc độ khác nhau. Các lý thuyết của chúng tôi cho rằng tốc
độ phổ biến là tổc độ của những photon có năng lượng rất thấp,
hay, một cách tương đương, ánh sáng có bước sóng dài.
Một hiệu ứng khả dĩ khác của không-thòi gian gián đoạn
có liên quan tới những tia VÜ trụ năng lượng cao. Hơn 30 năm
trước, các nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng các proton trong tia
vũ trụ với năng lượng lớn hơn 3xl019 eV sẽ bị tán xạ bởi phông vi
ba vũ trụ choán đầy không gian cho nên không bao giò tới được
Trái Đất. Một điều lạ là một thí nghiệm có tên là AGASA của
ngưòi Nhật đã thu được hơn 10 proton trong tia vũ trụ có năng
lượng vượt quá giới hạn đó. Nhưng hoá ra là cấu trúc gián đoạn
của không gian đã nâng năng lượng cần thiết để xảy ra phản
ứng tán xạ, khiến cho các proton này vẫn tới được mặt đất. Nếu
những quan sát của AGASA là đúng và nếu không tìm ra được
cách giải thích nào khác thì rất có thể chúng ta đã phát hiện ra
tính gián đoạn của không gian.
VÜ TRỤ
m
Ngoài việc đưa ra những tiên đoán về các hiện tượng như
các tia vũ trụ năng lượng cao, lý thuyết hấp dẫn lượng tử vòng
276