Page 258 - AllbertEstens
P. 258
dưối nguyên tử, về điện tử học và thậm chí cả về sinh học.
Cũng trong những thập kỷ mà cơ học lượng tử được xây
dựng, Albert Einstein đã xây dựng xong lý thuyết tương đổì
rộng, một lý thuyết về hấp dẫn. Trong lý thuyết của ông, lực
hấp dẫn xuất hiện như là một hệ quả của sự uốn cong của
không gian và thòi gian (mà bây giờ hợp nhất thành “không-thời
gian”) do sự có mặt của vật chất. Một hình ảnh tương tự thường
được sử dụng, đó là một quả tạ đặt trên một tấm cao su căng
bốn góc cùng với một viên bi lăn vòng quanh nó. Quả tạ tượng
trưng cho Mặt Trời, viên bi thì cho Trái Đất, còn tấm cao su là
không gian. Quả tạ tạo ra một hõm sâu trên tấm cao su, còn độ
dốc của hõm làm cho viên bi chuyển động lệch hướng vể phía
quả tạ, tựa như có một lực nào đó — lực hấp dẫn - kéo nó theo
hướng đó. Tương tự như vậy, bất cứ một mẩu vật chất hay một
sự tập trung năng lượng nào đều làm méo hình học của không-
thời gian, làm cho các hạt khác và các tia sáng bị lệch hướng tói
nó, một hiện tượng mà chúng ta gọi là hấp dẫn.
Lý thuyết lượng tử và lý thuyết tương đối rộng của
Einstein, mỗi lý thuyết riêng rẽ đều được thực nghiệm khẳng
định là tuyệt vòi, nhưng lại chưa có một thí nghiệm nào khảo
sát tình huống trong đó cả hai lý thuyết đều tiên đoán được
những hiệu ứng có ý nghĩa. Vấn đề là ở chỗ, các hiệu ứng lượng
tử thể hiện rõ rệt nhất ở những thang kích thước nhỏ, trong khi
đó lý thuyết tương đối rộng lại đòi hỏi những khối lượng lốn, vì
vậy để tổ hợp cả hai điểu kiện phải lấy những tình huống thật
đăc biêt.
■ •
Cùng với lỗ hổng này trong các sô" liệu thực nghiệm còn có
một vấn đế quan trọng về phương diện khái niệm: Lý thuyết
tương đối rộng của Einstein là một lý thuyết thuần tuý cổ điển
(phi lượng tử). Nhưng vì vật lý học như một tổng thể phải nhất
quán về mặt lôgic cho nên cần phải có một lý thuyết bằng cách
256