Page 211 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 211
- Còn các con, ai lo?
- 'Ihì gởi ở trường học sinh miền Nam, như các cháu khác, em chỉ
ngại cậu Út Linh còn nhỏ quá...
- Gì thì gì, phải đảm bảo chăm sóc các con thật tốt. Tùy mẹ Hòa
tính, anh thì sao cũng được.
- Anh đồng ý rồi đó. Học xong Huệ sẽ trình bày với tổ chức việc
này.
- Được, nhưng phải tính cho kỹ, không được nôn nóng.
- Anh đừng lo, còn hỏi ý kiến tổ chức nữa mà.
Học tập và nhận nhiệm vụ mới
Lúc bấy giờ tôi đang học chính trị. chương trình khá nặng. Chúng
tôi chuẩn bị ôn thi kết thúc học phẩn kinh tế chính trị, rồi sau đó bước
vào phẩn lịch sử Đảng. Tôi đoán chắc môn này sẽ rất lý thú vì có dịp
ôn lại cả quá trình đáy gian lao thử thách nhưng vô cùng vinh quang
của Đảng ta. Tôi nghĩ dầu con thuyền cách mạng trải qua bao sóng
gió, nhưng Bác vẫn tài tình lèo lái vượt qua, vững vàng tiến lên phía
trước và nhất định sẽ đến bến bờ mà toàn dân mong muốn. Đã hơn
một năm kể từ ngày anh trở về miền Nam, tôi chưa nhận được lá thơ
nào ngoài bức điện báo “Đã đến nơi an toàn” do Ban Tổ chức Trung
ương chuyển lại. Các con cứ nhắc bố hoài và mong thơ như nắng hạn
mong mưa. Qụa báo chí và đài phát thanh, tôi biết miền Nam lúc này
đang căng, đế quốc Mỹ ồ ạt tăng quân số, kể cả quân chư hầu và vũ
khí, phương tiện hiện đại phục vụ cho chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”. Tất nhiên quần và dần miển Nam cũng đang dồn sức chống lại,
ngăn chặn mọi mxiu ma chước quỷ của địch. Tôi hiểu rõ nguyên nhân
vì sao một năm qua vắng tin anh, lòng bồn chồn lo lắng, nhưng tôi vẫn
động viên và an ủi các con: “ở miền Nam, bố bận lo đánh Mỹ, thì giờ
ít lắm, các con cố gắng học tốt, thế nào bố cũng viết thơ khen, nhứt
định mẹ con mình sẽ nhận được thơ trong một ngày gần đây thôi!”.
Thấm thoát khóa học chính trị sắp kết thúc. Để viết thu hoạch, nhà
trường bố trí cho học viên đi thực tập ở Hải Phòng 20 ngày. Chúng tôi
210 HỒI ức NGÔ THỊ HUỆ