Page 115 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 115
Cao Triều Phát; ông Nguyễn Văn Đính và tôi. ông Cao là một điển
chủ, có uy tín trong đạo, là chưởng quản cửu trùng đài phái Minh
chân đạo (một trong mười hai phái đạo Cao Đài) đang là phó chủ
nhiệm ủy ban Mặt trận Việt Minh tỉnh.
Đến tháng ba năm 1946 chúng tôi được thông báo mời ra thủ đô
Hà Nội dự phiên họp Quốc hội đầu tiên.
Lúc này quần và dần tỉnh nhà đã bước vào cuộc kháng chiến gian
khổ ác liệt. Tôi ra đi giữa cảnh giặc Pháp giày xéo quê hương, gieo đau
thương tang tóc, lòng quặn đau.
Dẫu biết rằng lẩn đi này sẽ được gặp Bác Hồ và thay mặt chị em
bày tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với vị Cha già dân tộc, đưỢc nói lên
nguyện vọng của giới phụ nữ đang chấp nhận hy sinh thử thách để
cứu nước, giành độc lập tự do, đổng thời còn có nguyện vọng khát
khao được giải phóng giới. Niềm hạnh phúc thì lớn lao, nhưng trong
lòng đè nặng nỗi băn khoăn không biết có kham nổi trọng trách đại
biểu mà đổng bào cử tri trong đó có chị em tỉnh nhà ký thác?
Khi lên đường tôi vẫn chưa hình dung được những gian khổ hiểm
nguy đang chờ phía trước.
Không thể đi đường công khai mà phải mượn con đường biển. Khi
tôi đến Vàm ông Trang (mũi Cà Mau) tất cả các đại biểu khác đã đi
rồi. Anh Đặng Quang Minh đại biểu Cần Thơ cũng đến ông Trang
trễ chuyến tàu như tôi. Chúng tôi được tổ chức đưa đi trên một chiếc
thuyền đánh cá theo thông lệ. Qụa biên giới Thái Lan an toàn và cảm
động biết bao khi được bà con Việt Kiều ra đón. Tôi được phân vê'
ở nhà o Quỳnh Anh thuộc bản Mại. Và thật rất may, khi đến tỉnh
Nakhon* thì gặp được đông đủ các đại biếu đi chuyến trước.
Dự định ban đẩu, đoàn sẽ từ Thái Lan đi qua Lào để vể Hà Nội đã
không thực hiện được vì quân Pháp đã đánh sang Lào.
Một số dân Lào trong đó có cả người Việt định cư trên đất Lào,
chạy lánh sang Thái Lan. Tình hình không ổn định khiến đoàn chúng
1. Một tỉnh ở Đông Bắc Thái Lan có nhiều người Việt sinh sống (BTV).
114 HỒI ức NGÔ THỊ HUỆ