Page 109 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 109
vông vạt nhọn v.v... Thanh niên ra sức luyện võ, tập quân sự rầm rầm
rộ rộ, chị em phụ nữ khấn trương ngày đêm may cờ, băng rôn^..
Đến ngày mười lăm tháng tám năm 1945 tin Nhật đầu hàng quân
đổng minh được loan truyển, dân chúng tại tỉnh lỵ đổ ra đường như
ong vỡ tổ, hò reo vang dậy. Thanh niên, phụ nữ cứu quốc, thanh niên
phụ nữ tiền phong lũ lượt kéo qua các đường phố, vừa đi vừa hát vang
bài Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng, Bạch Đăng giang... Các cháu thiếu
nhi cũng cất cao tiếng ca hùng tráng, theo sát gót các cô chú.
Công chức, nhân viên các công sở túa ra chen vào các đoàn diễu
hành, bà con hai bên đường phố cũng ùa ra nhập cuộc, đoàn người
kéo dài vô tận.
Tỉnh ủy lâm thời cử đại
biểu công khai gặp đại diện
chính quyển tỉnh đòi giao nộp
vũ khí, không được chống phá
cách mạng.
Liên tiếp, các ngày hai
mươi, hai mươi mốt, hai mươi
hai tháng tám, quấn chúng
Cờ vàng sao đỏ.
rầm rập kéo biểu tình trên
đường phố, trương cao cờ đỏ sao vàng, cả cờ vàng sao đỏ^, và hô vang
khẩu hiệu “Đả đảo quân Pháp Nhật cướp nước”, “Việt Minh muôn
năm”, “Độc lập muôn năm!”.
Được tin Hà Nội, Huế đã giành chính quyển, tuy chưa có tin Sài
Gòn khởi nghĩa, Tinh ủy nắm bắt thời cơ chủ động ra quyết định
lấy ngày hai mươi ba tháng tám năm 1945 làm ngày khởi nghĩa trong
khắp tinh. Một đoàn đại diện của Việt Minh gồm các đồng chí: Tào
Văn Tỵ, Nguyễn Khắc Cung, tú tài Nguyễn Văn Năm và ông Trương
Minh Cảnh có lực lượng bảo vệ, vào gặp tỉnh trưởng Trương Công
1. Banderole: Băng kháu hiệu.
2. Cờ của Thanh niên tiển phong. Theo H ổi ký Trân Văn G iàu thì ta làm ra lá cờ này
để ra hoạt động công khai.
108 HỔI ỨC NGÔ THỊ HUỆ