Page 107 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 107

Má tôi chỉ đáp gọn lỏn: ừ  ừ! Sao cũng đưỢc, miễn đừng đi biệt tăm
          như hồi nẳm đó nghe!
             Chín Liên nháy mắt kể tai tôi nói nhỏ:
             - Sáng mai em đưa chị đi gặp anh Quảng trong Tinh ủy lâm thời.

             Tới cơ quan Tỉnh ủy, hai chị em gặp cả đổng chí bí thơ Lê Khắc
          Xương, đồng chí Quảng và một số đổng chí khác. Anh chín Xương
          bắt ngay vào việc giao công tác: “Chị Bảy vể thật đúng lúc, công tác
          quán chúng nhất là giới nữ quan trọng lắm, giao cho chị đảm trách
          việc này chắc là thích hỢp nhất”.
             Tôi được bổ sung vô Tỉnh ủy lầm thời Bạc Liêu, chuyên trách công
          tác đoàn thể.

             Công việc đang hết sức bận rộn. Tỉnh ủy chỉ đạo ráo riết xây dựng
          đội ngũ cốt cán, lực lượng chính trị, quân sự, trang bị vũ khí, tích trữ
          lương thực v.v... chuẩn bị nổi dậy giành chính quyền. Lãnh đạo thanh
          niên cứu quốc tỉnh có các anh Tốt đen, Trần Văn Tám, Ngô Năm;
          Phụ nữ cứu quốc do tôi làm đoàn trưởng; Lực lượng Thanh niên tiển
          phong do tú tài Nguyễn Văn Năm làm thủ lãnh; phụ nữ tiền phong
          giao cho chị Nương; Chín Liên phụ trách công tác binh vận. Tỉnh ủy
          trực tiếp chi đạo công tác vận động lập một chi bộ trong binh lính với
          các anh Quân, Tỷ, Ninh làm nòng cốt.
             Được làm công tác phụ nữ, tôi thấy mình như cá về với nước. Đêm
          nào tôi cũng được phân công đến các rạp hát nói chuyện tình hình
          trong nước, Mặt trận Việt Minh, khu giải phóng mấy tỉnh ở Việt Bắc;

          tố cáo tội ác của giặc Nhật gây nên nạn chết đói hàng triệu đổng bào
          ngoài Bắc. Về tình hình thế giới tôi đặc biệt nhấn mạnh thời cơ phát
          xít Đức đã đầu hàng Hồng quân Liên Xô và quản đổng minh, rồi sẽ
          đến lượt Nhật bại vong. Mỗi khi kết thúc buổi nói chuyện, tôi đọc
          một đoạn trong bài thơ “Giải phóng phụ nữ” hoặc mấy câu kết trong
          “Bài ca cách mạng tháng mười” của đổng chí Nguyên Văn Năng quê
          ở Thái Bình, được đăng trong Lao tù tạp chí năm 1931 mà tôi đã học
          thuộc lòng hồi công tác ở Trà Vinh:





          106  HỔI ứ c  NGỒ THỊ HUỆ
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112