Page 105 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 105

Nhớ tới anh tôi không cầm được nước mắt; nhưng sao chỉ dừng lại
           ở hai chữ kính và thương.
              Tôi biết trong chuyện riêng tư tôi đã làm anh buồn; nhưng trong
           trái tim của con người, có những lý lẽ riêng không giải thích được.
              Trong những ngày tiếp tục bị giam ở đây tôi thường gặp anh Trương

           Văn Giàu đang chỉ huy đội bảo an binh Chí Hòa^ và anh Ngoạn. Anh
           Ngoạn chính là chú lính nhỏ mà có lẩn anh Năm tôi - Trần Văn Bảy
           - đã tuyên truyển giác ngộ; anh có cảm tình với cách mạng. Hai anh
           có hứa, khi quân đổng minh đổ bộ sẽ tìm cách giải thoát chúng tôi;
           nhưng dịp may chưa đến.
              Ba chị em chúng tôi bị biệt giam lật bật cũng đã một tháng rổi.
           Chúng tôi tìm cách liên lạc với những thanh niên Việt Nam làm thông
           ngôn (phiên dịch) cho sĩ quan bảo an Nhật để dò hỏi tình hình ở bên
           ngoài và tranh thủ sự thông cảm của anh em vể hoàn cảnh bị tù đày
           của chúng tôi để nói lại với người Nhật.

              Một hôm vào đẩu tháng sáu năm 1945 có một sĩ quan Nhật đến
           gặp chị em chúng tôi. Cuộc tiếp xúc diễn ra suôn sẻ; người sĩ quan tỏ
           thái độ từ tốn. Chúng tôi hiểu ra, thầm cảm ơn anh em thông ngôn và
           suy nghĩ không thể không có sự tác động của thời cuộc. Chiểu hôm
           đó, thật bất ngờ, ba chị em chúng tôi và tất cả chị em còn lại được trả
           tự do.
              Ra khỏi nhà tù chúng tôi lưu luyến chia tay nhau. Như chim được
           xổ lòng sải cánh bay xa, tôi trở vể địa bàn hoạt động ngày xưa để tiếp
           bước trên con đường đi đến Mùa thu tháng tám.














           1.  Sau này anh Trương Vằn Giàu đưa cả đội bảo an binh vào Thanh niên tiển phong
              và tham gia đoàn biếu tình giành chính quyển tại TP. Sài Gòn ngày 25-8-1945.


           104  HỒI ữc NGÔ THỊ HUỆ
   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110