Page 113 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 113

v ũ  TRỤ VÀ HOA SEN


           Nhưng từ hai thập ki gần đây, vật lí thiên văn đã ngày càng
           tiến gần tới mẫu hình của vật lí hạt, điều này đã gây cho
           tôi nhiều cảm xúc lẫn lộn. Cái cách các nhà vật lí thiên văn
           làm việc hiện nay đã thay đổi một cách đáng kể và đáng
           lo ngại.
               Thật vậy, các dự án vật lí thiên văn có giá trị hiện nay
           ngày càng trở nên tốn kém.  Chúng có thể  tiêu  tốn hàng
           trăm triệu thậm chí hàng tỉ đô la. Không một  trường đại
           học nào tự có các khoản tiền lớn đến như thế. Vì vậy, cần
           phải hợp tác với các trường khác, các tổ chức chính phủ
           và các quốc gia khác. Vậy là, sự toàn cầu hóa đã trực tiếp
           chạm tới vật lí thiên văn. Trong suốt ba thập kỉ gần đây, nó
           đã hành trướng một cách ngoạn mục, nhất là ờ châu Âu.
           Tôi  còn  nhớ vào năm  1978,  trong chuyến  thăm đầu  tiên
           của  tôi  tới  Viện  Vật  lí Thiên  vãn  Paris,  các  đồng nghiệp
           người Pháp đa số đều làm việc về các vấn đề liên quan tới
           các ngôi sao gần trong dải Ngân Hà, còn các nghiên cứu
           ở ngoài  thiên  hà  (liên  quan  tới  các  thiên  thể  nằm  ngoài
           Ngân Hà) thì rất hiếm hoi. Bởi trong một thời gian rất dài,
           châu Âu không có các kính thiên văn cỡ lớn; họ không thể
           quan sát được các ánh sáng yếu, tức là không nhìn được
           xa trong không gian cũng như trong thời gian như người
           Mỹ.  Nhưng  việc xây  dựng  đài  thiên  vãn  Nam  Âu  -  mà
           nước Pháp có tham gia - ở Chilê năm 1962, và nhất là việc
           đưa vào hoạt động của VLT (Very Large Telescope - kính
           thiên văn rất lớn), một dãy 4 kính thiên văn khổng lồ với
           đường kính 8,2m nằm ở độ cao 2.600m, giữa trung tâm sa


           n ó
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118