Page 265 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 265
Tam Giang, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Gia Hưng thuộc Tây đạo;
Thượng Hồng, Hạ Hồng, Thượng Sách, Hạ Sách cùng với An
Hưng, thuộc Đông đạo; Bắc Giang, Thái Nguyên thuộc Bắc đạo;
Khoái Châu, Lý Nhân, Tân Hưng, Kiến Xương, Thiên Trường
thuộc Nam đạo. Dưới đạo có trấn hay lộ. Cử các quan văn, võ tại
trung ương và ngoài đạo coi việc chính trị, đặt chức tuần kiểm các
cửa biển khám xét người qua lại, bắt kẻ gian làm việc cho người
Minh. Vương lại khuyên khích các người có tài, có tâm huyết ra
giúp sức cứu nước, tịch thu sản nghiệp, vỢ con, tôi tớ lũ nguy quan
theo người Minh, lấy thóc lúa sung vào kho dự trữ cung cấp quân
nhu. Cấm ngặt quân sĩ không được chặt phá cây cối, hoa quả, cướp
bóc tài sản của nhân dân.
Đầu năm 1427, trong khi còn đang chiến đấu, một khoa thi
đã được mở ở Bồ Đê với đầu đề “Hiệu dụ thành Đông Quan”. Khoa
này lấy được 36 người đỗ, bô dụng vào bộ máy chính quyền trung
ương và địa phương.
Quân đội được tăng cường mau chóng về cả chất lượng và số
lượng. Đầu năm 1427, tổng sô" có được 35 vạn đều được rèn luyện
chu đáo, không còn là ít so vối quân sô" địch nữa.
VƯƠNG THÔNG XIN HOÀ LẦN THỨ NHẤT - nghĩa quân từ khi
tiến ra bắc, thắng luôn lớn, nhỏ nhiều trận. Quân Minh thua luôn
không còn giữ được thê chủ động, bị hãm vào trong mấy thành trì
lốn, thê" không tồn tại được lâu dài nữa. Vương Thông ở Đông
Quan bị khôn đôn, không còn có đủ lực lượng đánh ra được nữa.
Bình Định vương sai ngưòi vào trong thành du thuyết tướng
tá trong đó mở cửa thành ra hàng, hoặc xin giảng hoà đê được
bình yên đem quân về nước. Vương Thông cũng rất muôn hoà
nhưng còn muôn giữ thể diện nước lớn, sai người ra nói với vương
nên tìm người dòng họ Trần lập nên làm vua thì sẽ chịu bãi binh.
Vương nghĩ đánh nhau mãi trong nước tàn hại, dân tình khô sở.
Vả không đánh mà đô"i phương phải khuất phục là thượng sách của
nhà binh nên y theo Thông. Bấy giờ có người tên là Hồ Ong, xưng là
cháu ba đòi vua Nghệ Tông, lánh nạn đến châu Ngọc Ma. Vương bèn
sai người đi đón Hồ ồng về, đổi tên là Trần cảo (có tập sử chép Cao)
dựng lên làm vua, lấy niên hiệu là Thiên Khánh. Vương tự mình xưng
là Kiêm hiệu thái sư bình chương quân quốc trọng sự, đại thiên hành
hoá, tứ kim ngư, đại kim hố phù, trung vũ vệ quốc công. Bấy giờ là
tháng 11 âl năm 1426. Vương làm việc này đê tiện sự cầu phong với
vua Minh, dập tắt chiến tranh, chóng thu hồi độc lập.
265