Page 260 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 260
viện từ chính quôc chưa kịp sang tới nơi. Nghĩa quân ba đạo
cùng tiến.
Đạo thứ nhất, Phạm Văn xảo, Lý Triệq, Trịnh Khả, Đỗ Bí,
Lê Như Thuận dẫn 3.000 quân, 1 voi, đi theo đường Thiên Quan
(Nho Quan) tiến ra đóng ở phía tây, chiêu phủ nhân dân các xứ
Quảng Qpi, Quốc Oai, Gia Hưng, Quy Hoá, Đà Giang, Tam Đái và
Tuyên Quang, chặn đường viện binh từ Vân Nam sang.
Đạo thứ hai, các tướng Lưu Nhân Chú, Bùi Bí, Lê Khuyên
(Trương Văn), Lê Ninh (Nanh) dẫn 2.000 quân, 1 voi, tiến ra phía
đông, đóng giữ vùng hạ lưu sông Hồng. Thiên Trưòng, Tân Hưng,
Kiến Xương, Thượng Hồng (Bình Giang), Hạ Hồng (Ninh Giang),
chặn đường chạy trở về của quân Phương Chính, Lý An từ Nghệ
An nếu thua trận.
Hai đạo quân này, sau khi chiếm được đất, lại chia quân ra
đóng giữ các nơi: Nhân Chú, Bùi Bí cùng Lê Bồi, Lê Vị Tất dẫn
2.000 quân, 1 voi, đi chiêu mộ nhân dân các xứ Khoái Châu, Bắc
Giang, Lạng Giang, đóng giữ các nơi hiểm yếu, ngăn chặn quân
cứu viện từ Lưỡng Quảng tới.
Đạo quân thứ ba, do Đinh Lễ, Nguyễn Trắc (Xí) và Lê Bì dẫn
quân tinh nhuệ tiến thẳng ra thành Đông Đô.
Quân bắc tiến giữ kỷ luật rất nghiêm, đi đến đâu cũng không
xâm phạm tơ hào của dân. Các trấn, các lộ hết thảy đều hoan
nghênh, đua nhau đem thịt trâu, thịt dê, cơm rượu ra khao lạo
quân sĩ.
Bọn Lý Triện lấy được Quốc Oai và Tam Đái, rồi quân về
cùng đánh Đông Đô,
CHIẾN THẮNG NINH KIỀU, NHẤN MỤC - Ngày 12 - 8 âl, Lý Triện
đem 3.000 quân xuống uy hiếp thành Đông Quan. Trần Trí đem
quân ra đóng ở Ninh Kiều'*^ và ở ứng Thiên**^ để chống giữ. Lý
Triện, Lê Khả và Đỗ Bí hết sức chiến đấu. Quân Minh thua to, ta
chém được 2.000 quân địch, đuổi đánh giặc chạy đến phía tây sông
Ninh^*\ Trần Trí thua trận, chạy về Đông Quan, đào hào đắp luỹ
thêm, làm kế cố thủ. Chiến thắng Ninh Kiều không lớn lắm
nhưng rất quan trọng, mở đầu cho một chuỗi chiến thắng khác
trong thòi kỳ nghĩa quân chuyển ra bắc.
Ninh Kiều, Ninh Giang, úhg Thiẽn chắc là vùng huyện Từ Liêm, huyện Thanh Oai, về
những quãng sông Nhuệ Giang và sông Đáy. Mà Ninh Giang có lẽ là khúc sông Đáy ớ vào
quãng Từ Liêm hay Thanh Oai gì đó (theo Trần Trọng Kim trong VNSL).
260