Page 263 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 263
Chương Mỹ), phía đông có sông Đáy, phía tây có sông con gọi là
sông Bùi chảy vào sông Đáy, chỗ ngã ba Thá. Cao Bộ thuộc xã
Trung Hoà, huyện Chương Mỹ.
Quan quân chợt bắt được tên thám tử giặc, tra hỏi được biết
rằng: Quân Vương Thông đóng ở Ninh Kiều, có một đạo quân lẻn
ra đường sau quân Lý Triện để đánh tập hậu, đại quân sang dò
chỉ chò lúc nào nghe tiếng súng thì hai mặt đổ lại cùng đánh. Biết
mưu ấy, đến canh năm đêm hôm ấy, Đinh Lễ sai người bắn súng
làm hiệu đánh lừa quân giặc. Quả nhiên, giặc nghe tiếng súng đều
kéo ùa đến đánh. Bấy giò phải độ tròi mưa, đường lầy, quân Minh
vừa đến Tuy Động thì bị quân ta bốn mặt cùng đổ ra đánh. Chiến
trận kịch liệt vô cùng. Quân Minh phần bị giết, phần giày xéo lên
nhau mà chết, phần ngã xuống sông chết đuối, cả thảy 50.000
người (?!); sông Ninh bị tắc nghẽn vì xác địch. Số bị bắt sông hơn
vạn người. Quân ta thu được đồ đạc, khí giới không biết bao nhiêu
mà kê. Thượng thư Trần Hiệp và nội quan Lý Lương bị giết tại
trận. Vương Thông bị trúng thương cùng tàn quân chạy về Đông
Quan. Bắc sử cũng phải thừa nhận trận này đại bại, tan vỡ, số"
chết hàng vạn.
Trận Tuy Động đánh vào tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) là
chiến thắng lớn nhất từ 8 năm khởi binh. Quân Minh từ đây càng
ngày càng lún sâu vào thế bị động.
Phương Chính và Mã Kỳ cũng chạy thoát được về Đông
Quan, cùng Vương Thông cô^ thủ thành này. Đinh Lễ thừa thắng
kéo quân về vây thành, quân uy lừng lẫy như sấm vang. Sau
chiến thắng Tuy Động, công cuộc phục quốic mười phần đã được
bảy, tám.
Sử gia Trần Trọng Kim nghi ngờ người chép quốc sử về trận
này đã chủ quan: Quân của Lý Triện và Đinh Lễ chưa đầy vạn
người làm sao đánh giết được 5 vạn và bắt sống được 1 vạn quân
Minh. Chúng đâu có hèn kém quá! Dù sao thì chiến thắng này vẫn
to lớn và sau đó nghĩa quân đã nắm vững sự thành công. Rất có
thê quân Vương Thông đưa sang không nhiều lắm và sô" bị chết và
bị bắt sông chừng 1 vạn.
VÂY HÃM THÀNH ĐÔNG QUAN - Bình Định vương ở Lỗi Giang
hay tin thắng trận, thân xuất đại quân và 20 con voi tiến ra bắc,
đóng quân ở Thanh Đàm (Thanh Trì). Sai Trần Nguyên Hãn đem
100 chiến thuyền đi theo Lung Giang (sông Đáy?), tiến theo cửa
Hát Giang (cửa sông Đáy thông vối sông Hồng), thuận dòng sông
263