Page 262 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 262
vương tới, đến cửa quân tình nguyện theo vương xông pha ra trận.
Vương tuỳ tài cho ghép vào các đội quân.
CHIẾN THẮNG TUY ĐỘNG - Tháng 10 âl năm 1426, viện binh
Vương Thông theo đường Lạng Sơn xuông đến Đông Quan. Trần
Trí và Phương Chính phải cách hết cả quan tưóc, bắt phải theo
quân tham chiến. Vương Thông nắm quyền chỉ huy toàn bộ quân
địch, lực lượng gồm 10 vạn binh sĩ. Trần Hiệp giữ chức tham tán
quân vụ. Thông ỷ thế quân đông, quyết mở trận tấn công to lớn,
mưu diệt nghĩa quân, giành lại thế chủ động. Ngày 6 - 10 âl, chia
quân làm ba đạo cùng tiến vào vùng kiểm soát của nghĩa quân ở
phía tây nam Đông Quan.
Đạo thứ nhất do Thông trực tiếp chỉ huy, tiến về phía tây, đóng ở
bến Cổ Sở (bến đò Phùng thuộc huyện Thạch Thất, Sơn Tây).
Đạo thứ hai do Phương Chính, Lý An chỉ huy, tiến vào cầu
Yên Quyết, đến đóng ở Sa Thôi trên sông Nhuệ, huyện Từ Liêm.
Đạo thứ ba do Sơn Thọ, Mã Kỳ chỉ huy, tiến qua cầu Nhân
Mục, đến đóng ở Thanh Oai.
Các đồn luỹ liên tiếp nhau dãy dài hơn mười dặm.
Ngay buổi chiều ngày hôm ấy 6 - 1 0 , bọn Lý Triện, Đỗ Bí ở
Ninh Kiều đem quân và voi đến phục ở cổ Lãm, cho quân đến
đánh nhử Mã Kỳ. Kỳ đem quân đuổi đến cầu Tam La, giữa ba
làng La Khê, La cả, La Nội, giáp giới hai huyện Thanh Oai và Từ
Liêm. Phục binh của Lê Triện đổ ra đánh, quân Minh thua chạy,
nhiều người xuống đồng lầy chạy không được, bị chém hơn 1.000.
Mã Kỳ chạy thoát được về Đông Quan.
Thừa thắng, Lý Triện tiến quân lên đánh đạo quân Phương
Chính. Chính thấy Mã Kỳ đã thua, cảm thấy bị uy hiếp, vội vã rút
quân về Đông Quan, rồi ngay đêm đó, Kỳ và Chính cùng đem
quân về hội với Vương Thông ở cổ sở.
Vương Thông liệu thế tất nghĩa quân đến đánh, liệu phục
binh và phòng bị trước cả. Chợt có quân đội của Lý Triện đến.
Quân Minh giả ra đánh, rồi bỏ chạy, nhử quân ta vào chỗ hiểm có
chông sắt. Đi đến đấy, voi xéo phải chông, đi không được, rồi lại có
phục binh ra đánh. Lý Triện thua chạy về giữ Cao Bộ ở vùng
Chương Đức, Mỹ Lương và cho người về Thanh Đàm, nay là huyện
Thanh Trì, gọi bọn Đinh Lễ và Nguyễn Trắc (Xí) đến cứu. Đinh Lễ
và Nguyễn Trắc đem 3.000 quân và 2 con voi lập tức đêm hôm ấy
đến Cao Bộ, rồi phân binh ra phục ở Tuy Động, xã Tuy An, huyện
Chương Mỹ. Hai nơi này ở vào quãng huyện Chương Đức (sau là
262