Page 45 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 45
Chương 1: HISAICHI TERAUCHI 47
Đặng Việt Châu, nhân dân hai huyện Vĩhh Tường, Yên Lạc đã
liên tục đẫu tranh chống địch thu thuế, thu thóc tạ. Bọn hào lý
nhiều làng phải bó tay. Nhiều người chủ động mang bằng, triện
nộp cho cách mạng, làm theo chỉ đạo của cách mạng. Từ tháng
4 đến tháng 5-1945 đã diễn ra hơn 10 cuộc biểu tình đòi mua
thóc rẻ cứu đói, hàng chục cuộc mít tinh ở các chợ hô hào đánh
Nhật cứu nước, ủng hộ Việt Minh. Cuộc biểu tình thị uy ngày
22-5 ở An Cát đã thu hút 500 người tuần hành trên quãng
đường dài 8km. ơ mức cao hơn, tháng 6-1945 tự vệ và nhân dân
các làng Duy Tân, Giã Bàng, Nhân Lý, Vũ Di, Yên Nhiên, Xuân
Húc đã chặn các xe chở thóc của Nhật tại cầu Lác, bất chăp
chúng xả súng khiến một người chết, hai người bị thương. Tự
vệ các xã ven sông Hồng còn phối hỢp tước gọn súng đạn của
Nhật chở trên hai thuyền ở bến Châu Phan.
Các cuộc đấu tranh chứth trị của quần chúng đã được kết
hợp chặt chẽ, linh hoạt với đấu tranh vũ ữang, tiến hành chiến
tranh du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền
bộ phận, chuẩn bị chớp thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa. Được
tin phát xít Nhật đã lật Pháp, đêm 11-3-1945, chi bộ cộng sản
gồm 5 đảng viên (cũng là Tỉnh ủy viên lâm thời tỉnh Quảng
Ngãi) quyết định tổ chức cuộc khởi nghĩa từng phần tại châu lỵ
Ba Tơ, nơi 83,6% dân cư là đồng bào Hre sinh sống. Ngay sau
đó, ngày 14-3-1945 tại Hang Én, Đội du kích Ba Tơ hình thành
gồm 17 đội viên, hoạt động theo phương thức “hoá chỉnh vi
linh, hóa linh vi chỉnh”, ưánh được những cuộc càn lớn của
Nhật và lứửi bảo an, không ngừng phát triển, ưở thành lực
lượng vũ trang nòng cốt của phong trào cách mạng Quảng
Ngãi. Từih đến trước ngày Tổng khởi nghĩa, Quảng Ngãi đã
phát triển được một lực lượng vũ trang đông đảo gần 1.000 đội
viên du kích Ba Tơ.