Page 50 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 50
52 VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG..
9 giờ 30 phút sáng 21-4-1945, pháo binh Nga bắn phá dồn
dập vào Berlin, thủ đô của Đức. Hitler giao quyền điều hành
đất nước cho Đô đốc hạm đội Doenitz, ẩn mình trong mê cung
gồm những hầm ngầm được xây dựng suốt một năm rưỡi ở
Obecdanbec cùng với người tình Braun. Ngày 30-4, tòa nhà
Chính phủ Đức bị pháo kích dữ dội. Lingke, sĩ quan tùy tùng
đánh thức Hitler dậy. Hắn bàng hoàng; Chuyện gì xảy ra vậy?
Pháo kích từ đâu thê'? Quân Nga đã đến gần th ế rồi ư? Nghe sĩ
quan cận vệ báo cáo tình hình, mặt hắn tái mét, toàn thân run
rẩy. Goebel khuyên hắn chạy trốh, hắn không chạy. Hắn nói
cho Boocman biết hắn và Braun sẽ tự sát. Hắn yêu cầu xác của
hắn sẽ đưỢc đôl để không lọt vào tay quân Nga. Louis vào
trong boongke, hắn đã tự bắn một viên đạn vào thái dương, còn
Eva Braun thì uống thuốc độc tư tử.
Ngày 7-5, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. Lễ ký văn
bản đưỢc tổ chức vào 2 giờ 20 phút tại Reims trước sự hiện diện
của tướng Sevez (Pháp), Bedell Smith (Mỹ), Morgan (Anh),
Sousloparov (Nga), Jodl và Von Priedeburg (Đức). Ngày 8-5,
đại diện quân Đồng minh gồm các tướng: Eisenhower, Bedell
Smith (Mỹ), Ịoukov (Liên Xô), Montgomery, Tedder (Anh), De
Lattre de Tassigny (Pháp) đã có một cuộc họp tại Berlin mừng
chiến thắng, phân chia nước Đức thành bốn vùng do bốn nước
Đồng minh chiếm đóng. Thống chế Keitel của Đức đã tiếp nhận
quyết định của Đồng mirửi.
Theo Hiệp định Krym (ngày 11-2-1945), ngày 8-8 Liên Xô
tuyên chiến với Nhật. Có sự phối hợp của quân đội Mông cổ,
quân đội cách mạng Triều Tiên và Trung Quốc, Liên Xô đã mở
ba chiến dịch lớn: chiến dịch Mãn Châu từ ngày 9-8 đến ngày
2-9-1945 nhằm giải phóng Đông Bắc Trung Quô"c và Triều
Tiên; chiến dịch Nam Sakhalin giải phóng vùng Nhật chiếm