Page 39 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 39
Chương 1: HISAICHI TERAUCHI 41
Ngày 15-6-1945, Toàn quyền Nhật vào gặp Bảo Đại tại điện
Kiến Trung, tuyên bố: “Nhật không có tham vọng chiếm đất đai
của Việt Nam, sẽ trao trả Hà Nội, Hải Phòng, Đà Năng và Nam
Bộ”. Người Hà Lan có câu ngạn ngữ: “Cho tôi một con bò, anh
ta là người tốt; cho tôi hai con bò, anh ta làm tôi nghi ngại; cho
tôi ba con bò, anh ta thật sự là con bò”, ơ đây, món quà được
ban phát không chỉ là ba con bò mà là đất đai của một nửa
nước, vậy kẻ ban phát không chỉ là con bò mà đích thị là loài
OIo maloto - từ ngữ La tinh được Nguyễn Ái Quốc giải thích
trên báo Nhân cfạo ngày 1-6-1922 là “kẻ tanh hôi bẩn thỉu”!
Ây thế mà bè lũ tay sai của Nhật trong cái gọi là “Đại Việt
Quốc gia liên minh”, “Việt Nam phục quốc” và bộ máy tuyên
truyền của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim không ngớt hô
hào “Cùng máu đỏ, da vàng”, “Phải biết ơn người Nhật đã giải
phóng cho dân tộc Việt Nam”.
Ngày 23-3-1945, tên tỉnh trưởng Vữih Yên Nguyễn Trọng
Tân đã tổ chức “lễ truy điệu các chiến sĩ chết trong ngày đảo
chính”. Trong lời điếu “trận vong”, hắn đã hết lời ca ngợi phát
xít Nhật. Trong dân gian đây đó liíu hành câu vè “ Tàu cười, Tây
khóc, Nhật no; An Nam độc lập chết co đầy đường”. Dưới cái
ách của phát xít, với những vụ khủng bố điển hình, chém xả đôi
người giữa chợ, những cuộc vây ráp bắt bớ của bọn hiến binh
{Kempei), chính sách tận thu thóc gạo, nhổ lúa trồng đay khiến
dân ta càng ngột ngạt. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với phát xít
Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Nhân dân Đông Dương
không còn con đường nào khác là chốhg ách ngoại xâm, vô
luận da trắng hay da vàng để giành sư giải phóng dân tộc.
Lần theo những văn kiện của Đảng giai đoạn này và
những bài viết của Hà Huy Tập được sưu tầm sau này thì
ngay từ ngày thành lập, Cương lữih chính trị đầu tiên của