Page 276 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 276

Chương 6: RAOUL SALAN                                           283



           Tháng 1-1940, Salan rời  Bộ Thuộc địa  xuống làm Tiểu đoàn

       trưởng  một  tiểu  đoàn  Senegal  ở  gần  Bordeau.  Trong  Chiến
       tranh  thế giới  thứ hai,  thời  gian đầu Salan phục  vụ  Chính  phủ
       Vichy,  sau  đó  theo  De  Gaulle  sang  châu  Phi,  làm  trung  đoàn
       trưởng  thuộc  đạo  quân  của  Tassigny  chiến  đấ"u  trên  các  mặt

       trận phía nam nước Pháp.
           Kết thúc chiến tranh Pháp - Đức, Salan mang quân hàm đại
       tá.  Ngày 12-2-1945, Tassigny gọi “bé con" Salan tới, giao tổ chức

       chỉ huy Sư đoàn 14 và gắn cho hai sao cấp tướng.
           Tháng 6-1945, Leclerc nhận chức Tổng tư lệnh quân đội viễn
       chiiìh  Pháp  ở  Đông  Dương.  Đang  thiếu  cán  bộ  khung  để hình

       thành  CEPEO  ngày  28-6,  Leclerc  gửi  thư  đề  nghị  Salan  sang
       Đông  Dương.  Salan không muốn đi vì  muốn nghỉ ngơi, nhưng
       ngày  15-9  Diethelm  gọi  đến nói:  Đô  đô"c  d’Argenlieu  và  tướng

       Leclerc  rất  muốn  tướng  quân  trở  lại  Bắc  Kỳ,  nơi  đang  diễn  ra
       nhiều  sự  kiện.  Salan  đành  phải  chấp  nhận.  Leclerc  được  Salan
       nhận  lời,  giao  luôn  cho  Salan  làm  đại  diện  Bộ  Tổng  tư  lệnh
       quân đội  Pháp  ở  Đông  Dương cạnh tướng Lư Hán - người sắp

       sửa  đưa  quân  Tàu  -  Tưởng  vào  tước  khí  giới  quân  Nhật  từ vĩ
       tuyến 16 trở  ra,  đồng thời  làm Tư lệnh quân  đội  Pháp  ở Trung
       Quốc  và  Bắc  Kỳ,  thực chất là  thu  nhặt bọn tàn quân chạy  sang

       nương náu Tàu - Tưởng sau ngày 9-3-1945 và tổ chức lại những
       quân nhân cởi áo lính trà trộn trong kiều dân Pháp tá túc ở các
       tỉnh từ Huế trở ra  thành một lực lượng sẵn sàng hỗ trỢ cho đại

       quân Leclerc khi đổ bộ ra miền Bắc.
            Ngày  7-11-1945,  Salan  sang  Côn  Minh,  tập  hỢp  được
       khoảng  trên  5.000  quân  của  các  trung  đoàn  thuộc  địa,  lính
       Rahdê, lính khố xanh được Tưởng cho tạm trú dọc tuyến đường

       sắt từ Mông Tự đến giáp giới Lào Cai trong tình trạng thiếu vũ
   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281