Page 277 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 277
284 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG.
khí, thiếu quân trang, quân dụng, thiếu tiền. Salan trở về báo
cáo và được Leclerc đáp ứng mọi nhu cầu. Khi Salan đề nghị Lư
Hán cho bọn này ữở về Bắc Kỳ, Lư Hán chỉ ậm ừ không dám
châ'p nhận, mặc dầu Salan đưa cả Thống đốc ngân hàng Đông
Dương sang để gạ gẫm vì Lư Hán sỢ họ sẽ trở thành lực lượng
cản trở mưu đồ biến Đông Dương thành thuộc quốc của Trung
Hoa dân quốc. Nhờ sự can thiệp của chính quốc, Tưởng đồng ý
cho bọn này chuyển về Bắc Lào. Nhưng trên thực tế những
cánh quân của Droniou Gaucher, Quylichini, Le Page đã vượt
sông Hồng đánh chiếm Lai Châu, Phong Thổ, Tuần Giáo, Điện
Biên vào tháng 2-1946.
Salan cũng đã nắm được số người Pháp còn lại ở Bắc Đông
Dương là 17.611 người gồm cả đàn ông, đàn bà, trẻ em. Riêng ở
Hà Nội, ông ta đã phân loại được 582 sĩ quan, 1.468 hạ sĩ quan,
cộng cả binh sĩ là 4.411 người, đủ khôi phuc một tiểu đoàn của
9*" RIC, một tiểu đoàn của 19‘" RIC, một tiểu đoàn của s*" REI,
Trung đoàn pháo binh thuộc địa số 4, một đại đội vận tải và
một số thuộc các binh chủng hải quân, không quân, ơ Hải
Phòng cũng tìm được 30 sĩ quan, 96 hạ sĩ quan, 106 lính cộng
232 trong sô" 1.160 người Pháp, ơ Huế là 7 sĩ quan, 28 hạ sĩ
quan, 33 lứứi cộng 68 ưong số 1.892 người có mặt, V.V.. Đây có
thể coi là lực lượng nằm vùng răt lợi hại vì quen thung thổ. Sau
ngày 6-3-1946, bọn chúng được tái vũ trang trở nên râ"t hung
hăng với những hành vi khiêu khích làm mâ"t trật tự an ninh
của thủ đô, châm ngòi cho ngọn lửa chiến tranh.
Có thể nói Salan đã hoàn thành hai nhiệm vụ quan trọng
mà Leclerc giao.
Sau khi Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 được ký kê"t, ngày
24-3 Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Vịnh Hạ Long theo lời mời của
Cao ủy Pháp d’Argenlieu. D’Argenlieu đề nghị nên có một