Page 278 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 278
Chương 6: RAOUL SALAN 285
cuộc họp trù bị, tiếp đó là một cuộc họp chính thức hai bên
Việt - Pháp tại Đà Lạt để chính thức hóa Hiệp định sơ bộ ngày
6-3-1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn đưa vâ"n đề khỏi tầm với của
một tên thầy tu phá giới hiếu chiến nên yêu cầu cuộc họp
được tiến hành tại Paris. D’Argenlieu sỢ vai trò của Chủ tịch
Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia sang nước
Pháp sẽ gây ảnh hưởng tới dư luận Pháp vốn dao động một
cách thât thường sau Chiến tranh thế giới thứ hai nên không
tán thành. Nhưng ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh
thủ đưỢc sự nhâ"t trí của Leclerc và Sainteny nên d’Argenlieu
phải miễn cưỡng chấp thuận.
Sáng ngày 30-5, lễ tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh đi Pháp
được tổ chức với trên 5 vạn người tham dự. Sáng 31-5, sau khi
cùng Valluy hướng dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội quân
danh dự, Salan đã tháp tùng Người đi Pháp với tư cách là
khách mời darứi dự của Chính phủ Pháp (không phải là đại
biểu chính thức trong phái đoàn đàm phán giữa hai chính phủ
Việt - Pháp).
ơ Pháp đang tiến hành tống tuyến cứ, không có người
đứng đầu nhà nước chính thức đihìg ra đón Chủ tịch Hồ Chí
Minh nên chuyến đi Pháp của Người bị trì hoãn nhiều lần.
Đe bảo đảm cho tổng tuyển cử kết thúc trước khi đoàn đến
Paris, Người đã dừng lại Myanmar, Calcutta, ngày 4-6 tới
Agra, rồi Carachi, Ai Cập, Algeria và tạm nghỉ tại Barritz,
miền nam nước Pháp. Từ ngày 12-6 đến ngày 22-6, khi
George Bidault được cử làm người đimg đầu Chính phủ
Pháp, Người mới tới Paris.
Suốt dọc cuộc hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Salan
đóng vai một hướng dẫn viên du lịch râ"t đắc lực. Ngày 6-7,